Thứ Bảy, 21/9/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 9/3/2017 7:30'(GMT+7)

Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

Đây là các chương trình  trong khuôn khổ dự án “Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới ( WB) và Quỹ Môi trường  toàn cầu (GEF) tài trợ. Chương trình do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện từ năm 2011.

Đại diện Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết tất cả các DN sản xuất công nghiệp, DN sử dụng năng lượng trọng điểm quốc gia, DN có nguyện vọng xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong sản xuất lâu dài và bền vững đều có thể tham gia chương trình VA theo thỏa thuận tự nguyện thí điểm.

Chương trình hỗ trợ 100% chi phí kiểm toán năng lượng lần đầu cho các DN tham gia nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng, xác định giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, từ đó lập kế hoạch thực hiện và giám sát.

Thỏa thuận tự nguyện có thời hạn 10 năm, trong đó giai đoạn thí điểm là 2 năm. Sau giai đoạn này, Bộ Công Thương sẽ đánh giá khả năng thực thi và chỉnh sửa nội dung của các thỏa thuận trước khi quyết định mở rộng quy mô chương trình trong tương lai.

Theo ông Mai Văn Huyên, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM, đến nay có 30 DN thuộc các ngành nghề khác nhau đã gửi đăng ký tham gia, trong đó 21 DN quy mô lớn, 6 DN quy mô trung bình  và 3 DN quy mô nhỏ.

Qua đánh giá kết quả kiểm toán năng lượng chi tiết, số tiền mà các DN này có thể tiết kiệm đạt từ 500 triệu đến 9 tỷ đồng/năm; thời gian hoàn vốn đa số dưới 2,6 năm, còn lại là từ 3,6 -5,3 năm.

Trong thời gian tiếp theo cùng với việc hỗ trợ, giám sát doanh nghiệp thực hiện, Tổng cục Năng lượng sẽ tiến hành đánh giá tổng kết và tổ chức hội thảo về kết quả thực hiện chương trình VA.

Đối với mô hình kinh doanh trên hiệu quả năng lượng tiết kiệm được (ESCO), theo Tổng cục Năng lượng, đây là việc một công ty cung cấp giải pháp năng lượng toàn diện cho khách hàng như thiết kế và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, bảo đảm mức tiết kiệm năng lượng, cho thuê cơ sở hạ tầng năng lượng, phát điện và cung cấp năng lượng, quản lý rủi ro… nhằm giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Đối tượng áp dụng ESCO là các hệ thống chiếu sáng công cộng dân lập do địa phương quản lý; cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước; các cơ sở sản xuất công nghiệp, tòa nhà, đơn vị kinh doanh dịch vụ.

Theo thống kê, hiện nay có hơn 100 tổ chức, DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, dịch vụ tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn, rào cản đối với hoạt động ESCO. Đó là tình trạng thiếu cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc phát triển và triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng; chưa có nhiều quỹ, tổ chức tài chính tham gia vào hoạt động ESCO. Các quy định đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng còn mang tính khuyến khích, chưa có quy định bắt buộc.

Nhằm nhân rộng hiệu quả hoạt động của mô hình cung cấp dịch vụ năng lượng ESCO trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể chế, chính sách thúc đẩy ESCO; xây dựng cơ chế tài chính bền vững đồng thời tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng./.

Theo chinhphu.vn


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất