Thứ Bảy, 23/11/2024
Văn hóa
Thứ Ba, 10/9/2019 10:44'(GMT+7)

Tiếp tục xây dựng con người Đồng Nai phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ

Lễ kỳ yên đình Tân Lân (TP.Biên Hòa). Ảnh: T.L

Lễ kỳ yên đình Tân Lân (TP.Biên Hòa). Ảnh: T.L

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”(Nghị quyết 33), Đồng Nai cũng chịu nhiều tác động của mặt trái cơ chế thị trường cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua mạng xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhất là âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa tác động sâu sắc đến một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân, làm suy đồi đạo đức lối sống, ảnh hưởng đến đạo lý, truyền thống của dân tộc. 

Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng nói chung và việc xây dựng con người Việt Nam trên địa bàn Đồng Nai phát triển toàn diện nói riêng; qua đó góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh và đã thu được những thành tựu quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị triển khai nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 33 cho trên 2.527 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, khối trực thuộc và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở qua hình thức trực tuyến (online) do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp triển khai nghị quyết. Ngay sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch 257- KH/TU ngày 31/8/2015 về việc thực hiện Nghị quyết 33 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Kế hoạch 257-KH/TU của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Văn hóa ứng xử trong cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Đồng Nai - Thực trạng và giải pháp” và tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng quy định tạm thời “Quy định thực hiện văn hóa Đảng tại Đảng bộ tỉnh Đồng Nai”. Các cơ quan báo, đài trong tỉnh đã thực hiện các chuyên trang, chuyên mục gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Lễ hội ở Đồng Nai luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Ảnh: Internet.

Lễ hội ở Đồng Nai luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Ảnh: Internet.

Trong đó, Đài PT-TH Đồng Nai xây dựng chuyên mục “Chung một bóng cờ”; “Rộng đường dư luận” nhằm phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, các khu công nghiệp có đông công nhân lao động, nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật và ý thức trong quan hệ tình làng, nghĩa xóm trong thực hiện hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”... vì vậy tỷ lệ công nhận khu phố, ấp văn hóa, gia đình văn hóa hàng năm luôn đạt từ  98,98% trở lên. 

Toàn tỉnh hiện có 32 khu công nghiệp và 2.491 công ty, xí nghiệp, cơ sở, sản xuất kinh doanh, dịch vụ; trong đó có 2.402/2.491 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 96,43%; 36,5% người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy, gắn kết ngoại giao văn hóa - chính trị - kinh tế với việc mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa, nghệ thuật với các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước có mối quan hệ truyền thống với tỉnh Đồng Nai như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... 

Tỉnh đã thực hiện nhiều dự án, chương trình, đề tài về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương. Hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về Dự án Sưu tầm - Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Đồng Nai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nhằm phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn Đồng Nai. Công tác sưu tầm, biên soạn thông tin, tư liệu di sản văn hóa các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thực hiện hàng năm. 

Có thể nói, Đồng Nai là một trong 21 địa phương phát triển tốt loại hình nghệ thuật Đơn ca tài tử; đã thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học: Di sản văn hóa làng dân tộc Chơro, các lễ cúng của người Hoa; đang tiến hành các Đề tài: Di sản văn hóa làng dân tộc người Mạ ở Tà Lài, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Mạ ở Đồng Nai; lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới) của dân tộc Chơro, lễ hội Yang Bơnơm (cúng thần Núi) của dân tộc Mạ. 

Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và toàn diện văn học, nghệ thuật góp phần đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với văn học, nghệ thuật; bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn học, nghệ thuật cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và cán bộ trực tiếp chỉ đạo, quản lý văn học, nghệ thuật. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo phát triển đội ngũ sáng tác trẻ được chú trọng.

Hàng năm, tỉnh Đồng Nai cử từ 5-7 cán bộ dự lớp bồi dưỡng công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật do Trung ương tổ chức. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh quan tâm cử hội viên tham gia lớp viết văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam, các lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác ảnh nghệ thuật, mỹ thuật, âm nhạc, bút ký, kỹ năng thẩm định đánh giá tác phẩm...Tổ chức trao đổi, nâng cao kỹ năng sáng tác cho lực lượng sáng tác trẻ, tạo điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sỹ tìm tòi, trải nghiệm thực tế để nâng cao giá trị nghệ thuật tác phẩm.   

Các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện, trang bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cần thiết như: Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai, Nhà hát truyền hình của Đài PT-TH Đồng Nai, các hội trường, sân khấu ở các đơn vị, địa phương được trang bị âm thanh, ánh sáng…chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ nghệ thuật tại các trung tâm văn hóa - thể thao địa phương ngày càng được nâng cao (toàn tỉnh hiện có khoảng 250 câu lạc bộ) góp phần phục vụ nhu cầu giao lưu văn hóa, văn nghệ và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân, đồng thời bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống như: Đờn ca tài tử, cải lương, múa rối… 

Trên lĩnh vực thông tin, truyền thông đã xây dựng, củng cố hệ thống các cơ quan báo chí truyền thông trên địa bàn tỉnh, duy trì và nâng cao chất lượng chế độ giao ban báo chí định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, bảo đảm các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng, nâng cao tính chiến đấu, định hướng tư tưởng chính trị, tính nhân văn trong nhiệm vụ thông tin tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân góp phần tích cực vào việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam nói chung và người Đồng Nai nói riêng. Tăng cường công tác quản lý các loại hình thông tin trên các trang mạng xã hội nhằm kiểm soát và định hướng tư tưởng, thẩm mỹ cho nhân dân, kịp thời ngăn chặn và hạn chế tối đa các thông tin tiêu cực, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch thông qua mạng internet. Tập trung nâng cao số lượng, chất lượng tin bài trên báo Đồng Nai, Đài PT-TH Đồng Nai, Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai, các trang Web của các sở, ban, ngành…nhằm đa dạng hóa các hình thức đấu tranh, phản bác. Triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt của các điểm Bưu điện văn hóa xã phục vụ tốt cho phong trào “Xây dựng nông thôn mới”. Toàn tỉnh hiện 300 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thông tin và truyền thông, 10 cơ quan báo, đài, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực báo chí, 12 doanh nghiệp trên lĩnh vực xuất bản, phát hành… 

Sau 05 năm triển khai, quán triệt Nghị quyết 33, các cấp, các ngành, các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm giáo dục trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò tầm quan trọng và cấp bách của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Qua đó đã từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Phong trào “Người tốt, việc tốt” trong các tầng lớp nhân dân xuất hiện ngày càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thiết chế văn hóa ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.

Việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn ngày càng được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, lịch sự, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương, truyền thống dân tộc. Việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, con người; tích cực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời gian tới.

Để hoàn thành các chỉ tiêu còn lại của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 33 trong thời gian tới, Ban thường vụ Tỉnh ủy xác định cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục xây dựng con người Đồng Nai phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, truyền thống văn hóa, lịch sử trên 320 năm Biên Hòa - Đồng Nai, truyền thống vẻ vang của Đảng bộ Biên Hòa - Đồng Nai.

Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hội nhập quốc tế. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng; từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với vùng đồng bằng, đô thị, giữa các giai tầng xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.

Hai là, xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trong cộng đồng, ấp, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nhiệp và mỗi gia đình; phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện về nhân cách, lối sống.

Ba là, xây dựng hoàn thiện những chuẩn mực giá trị đặc trưng văn hóa của con người Đồng Nai, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống quê hương Đồng Nai, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, quê hương đất nước. Nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nhiệp đạt chuẩn thực chất về văn hóa. Xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Bốn là, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, nhất là hiệu quả hoạt động của các trung tâm văn hóa - thể thao, học tập cộng đồng, nhà văn hóa khu phố, ấp. Đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình văn hóa cấp tỉnh hiện đại như: Trung tâm văn hóa, trung tâm chiếu phim, nhà hát lớn, nhà văn hóa công nhân, nhà văn hóa thiếu nhi...

Trùng tu, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh. Khai thác các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, những tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa Đồng Nai và của vùng Đông Nam bộ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch phát triển. Tăng cường quảng bá các sản phẩm văn hóa có giá trị đến các địa phương trong và ngoài nước về hình ảnh đất và người Đồng Nai.

Năm là, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động báo chí, xuất bản, các loại hình thông tin trên mạng internet thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đường lối, quan điểm của Đảng. Củng cố kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước làm công tác văn hóa. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư đối với việc quản lý và hoạt động văn hóa. Ưu tiên đầu tư, phát triển văn hóa cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Sáu là, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; tăng quy mô và số lượng người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và huy động xã hội hóa phục vụ phát triển tốt hoạt động thể dục thể thao. Tổ chức tốt các giải thi đấu mang tầm quốc tế, khu vực và trong nước mà Đồng Nai có thế mạnh.     

Nghị quyết 33 không chỉ đáp ứng với sự đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội hiện nay, mà còn là những định hướng lớn, mang tính chiến lược lâu dài về phương diện văn hóa xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền các địa phương, các sở ngành, đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở phải có sự nghiên cứu, thường xuyên quán triệt nội dung, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết 33 và Kế hoạch 257-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 33 gắn với “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thực sự thiết thực, hiệu quả nhằm đưa Nghị quyết 33 đi vào cuộc sống./.

Đức Toàn

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất