Để góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954, lừng lẫy năm châu, biết bao tấm gương đã anh dũng hy sinh “dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”… Một trong những tấm gương xuất sắc, dũng cảm chiến đấu, "vì nước quên thân" và hy sinh đúng ngày giải phóng Điện Biên là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Trần Can.
Thắng lợi của chiến cuộc Ðông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Ðiện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Ðảng giữ vai trò quyết định.
(TG) - Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới; trong đó, bài học về xây dựng, củng cố niềm tin, ý chí, quyết tâm chiến thắng có vai trò quan trọng, quyết định, tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh giành thắng lợi, đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
(TG) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức".
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành kế hoạch tổ chức thăm, tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến (trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ) trên địa bàn tỉnh nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Ngày 11/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Là người vinh dự được tham gia nhiều chiến dịch, trận đánh cả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, nhưng Điện Biên Phủ là phần ký ức đặc biệt, khó mờ phai đối với Trung tướng Đặng Quân Thụy.
Thực tế diễn biến chiến dịch đã diễn ra ác liệt 56 ngày, đêm với nhiều hy sinh, tổn thất, mới giành được thắng lợi, chứ không phải hai ngày ba đêm như phương châm “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” dự tính, đã chứng minh quyết định thay đổi, chuyển sang phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hoàn toàn đúng đắn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam là biểu tượng của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới - đây là lời khẳng định của Giáo sư Ezequiel Ramoneda, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata Argentina.
Với truyền thống yêu nước nồng nàn, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
(TG) - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, thông qua các hoạt động kỷ niệm, nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Nhiều tài liệu lưu trữ gốc về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva lần đầu tiên được công bố đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) giới thiệu trong buổi gặp gỡ các cơ quan báo chí sáng 5/4.
Trưa ngày 4/4, tại thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp với báo El Moudjahid, nhật báo lớn nhất Algeria, tổ chức buổi họp báo nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024) và cung cấp cho báo chí và bạn bè Algeria nhiều thông tin liên quan đến hai sự kiện lịch sử này.
Sáng 4/4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì kiểm tra hợp luyện, động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn, diễn ra trong thời gian dài. Do đó, công tác bảo đảm hậu cần phục vụ chiến trường là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt. Tháng 7/1953, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương với nhiệm vụ chỉ đạo các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương huy động sức người, sức của bảo đảm hậu cần cho chiến trường.