Ngày 11/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Chuyên môn giỏi ở đâu cũng cần và Đảng cũng rất cần, bởi chính những người có chuyên môn giỏi sẽ góp phần làm phong phú thêm, làm mạnh thêm và làm cho tư tưởng của Đảng được triển khai một cách thông suốt, lan rộng đến các tầng lớp, đến các đối tượng khác nhau trong xã hội.
(TG) - Sinh thời, đồng chí Đào Duy Tùng, Thường trực Bộ Chính trị - Ban Bí thư đã dành nhiều công sức cho công tác lý luận, tư tưởng của Đảng. Trong lĩnh vực công tác này, đồng chí đã có những cống hiến to lớn trên nhiều mặt, từ hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn góp phần hình thành các quyết định quan trọng của Đảng đến tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện của Đảng; từ công tác giáo dục lý luận chính trị đến công tác báo chí của Đảng. Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024), PGS.TS. NGUYỄN HỒNG VINH, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đã có bài viết phân tích sâu sắc, khắc họa rõ nét những đóng góp quan trọng và quý báu của đồng chí Đào Duy Tùng từ góc độ tư duy lý luận trong hoạt động thông tin - báo chí, văn hóa - văn nghệ. Theo đó, những luận điểm của đồng chí Đào Duy Tùng về nội dung và phương thức hoạt động trong các lĩnh vực thông tin - báo chí, văn hóa - văn nghệ vẫn còn nguyên giá trị thời sự trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu bài viết “Về tư duy lý luận của đồng chí Đào Duy Tùng trong hoạt động thông tin - báo chí, văn hóa - văn nghệ” của PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh.
(TG) - Cả cuộc đời hoạt động của mình, đồng chí Đào Duy Tùng từ lúc là một cán bộ thường cũng như khi giữ cương vị cao trong Đảng, khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài, luôn luôn là một tấm gương đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính.
Là người vinh dự được tham gia nhiều chiến dịch, trận đánh cả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, nhưng Điện Biên Phủ là phần ký ức đặc biệt, khó mờ phai đối với Trung tướng Đặng Quân Thụy.
(TG)- Thực hiện chương trình công tác năm 2024, ngày 10/4, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề Quý I năm 2024 bằng hình thức trực tuyến.
Tại cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu về “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Bài viết nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.
Trong bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu: “Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết; thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn”…
Thực tế diễn biến chiến dịch đã diễn ra ác liệt 56 ngày, đêm với nhiều hy sinh, tổn thất, mới giành được thắng lợi, chứ không phải hai ngày ba đêm như phương châm “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” dự tính, đã chứng minh quyết định thay đổi, chuyển sang phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hoàn toàn đúng đắn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam là biểu tượng của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới - đây là lời khẳng định của Giáo sư Ezequiel Ramoneda, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata Argentina.
Với truyền thống yêu nước nồng nàn, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
Nghiên cứu bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cho thấy, bài viết đã tổng kết nhiều bài học lớn không chỉ từ các mốc lịch sử quan trọng mà còn được đúc rút ở tầm cao trí tuệ, tư duy lý luận, được kiểm nghiệm bằng thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cũng như trong các hội nghị khác từng nhiều lần sử dụng thành ngữ “Đừng thấy đỏ tưởng là chín” để nói về công tác cán bộ. Chúng ta đã có những bài học đắt giá về vấn đề nhân sự khi nhầm lẫn giữa biểu hiện bên ngoài và bản chất bên trong.
(TG) - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, thông qua các hoạt động kỷ niệm, nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Nhiều tài liệu lưu trữ gốc về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva lần đầu tiên được công bố đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) giới thiệu trong buổi gặp gỡ các cơ quan báo chí sáng 5/4.