Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7/2024.
Sáng 25/7, đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã có mặt từ sớm để chờ đến giờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Trong thời gian này các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ.
Ngày 24/7, tại Nhà Việt Nam ở Washington DC, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7/2024. Cùng thời gian trên, Lễ viếng được tổ chức tại quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
(TG) - Một ca khúc viết về ngành tuyên giáo, khi được vang lên, tự thân nó đã “trực tiếp làm công tác tuyên giáo”, thậm chí thổi bùng lên khát vọng, làm lung linh thêm những giá trị, thôi thúc con người vươn tới, bên nhau vượt qua mọi thử thách.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các tổ chức tôn giáo có nghi thức phù hợp với tôn giáo của mình tổ chức nghi lễ tưởng niệm cùng thời điểm Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo quy định của Ban Tổ chức tang lễ.
Được tin đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, lãnh đạo các nước; các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, đã gửi các điện, thư, thông điệp chia buồn.
Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhiều chỉ đạo sâu sắc.
Sau khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, tôi đến thăm Nhà báo cao niên Nguyễn Hồng Vinh bày tỏ mong muốn được nghe về những kỷ niệm giữa ông và Tổng Bí thư từ lúc hai người cùng là sinh viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đặc biệt sau này, khi cả hai cùng tham gia Trung ương và Quốc hội nhiều năm.
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc.
Phong thái giản dị, khiêm nhường, cùng tầm nhìn chiến lược là những ấn tượng đọng lại trong lòng các học giả tại Singapore, những người đã có vinh dự gặp gỡ và tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nâng cao vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam và đối với các nước lớn, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị lãnh đạo đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam mà các nước lớn đều thừa nhận.
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn hướng về quê hương với tình cảm thiết tha, sâu nặng. Được tin Tổng Bí thư qua đời, cán bộ, nhân dân xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội đã dành cho người con ưu tú của quê hương rất nhiều tình cảm trân trọng và sự tiếc thương vô hạn. Với họ, một trái tim lớn vừa ngừng đập.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà văn hóa lớn, một nhà lãnh đạo hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những quan điểm kết tinh từ tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư và của Đảng ta trong giai đoạn vừa qua đã từng bước đưa văn hóa trở thành “sức mạnh mềm”, là nền tảng để phát triển đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.