Thứ Bảy, 27/7/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Năm, 5/9/2019 19:48'(GMT+7)

Tìm các giải pháp cho chính sách bảo hiểm y tế trong thời gian tới.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: QT

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: QT

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ, bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm huy động sự tham gia của mọi người trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thể hiện tính cộng đồng, tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, là mục tiêu và thể hiện tính ưu việt của Nhà nước.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo cần tập trung làm rõ bốn vấn đề, thảo luận và tìm ra giải pháp cho công tác BHYT. Thứ nhất, làm sao mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT; Thứ hai, phương thức chi - trả BHYT hiện nay đang tồn tại những vấn đề gì, có sự va cham giữa ngành BHXH với ngành y hay không? Lĩnh vực chi trả bằng BHYT, cái nào chi trả bằng gói dịch vụ? Lĩnh vực nào đụng chạm đến luật, lĩnh vực nào liên quan đến thông tư hướng dẫn, lĩnh vực nào phát sinh từ thực tiễn;Thứ ba, có cần thiết phải xây dựng một cơ quan giám định độc lập hay không? Thứ tư, công tác quản lý Nhà nước trong thời gian qua, sự phối hợp của các ngành có thực sự hiệu quả, cần cải thiện khâu nào?      

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ các đối tượng chính sách đóng BHYT: thực trạng, khó khăn và đề xuất; Mức đóng BHYT và khả năng chi trả của Quỹ BHYT cho các dịch vụ y tế hiện nay và thời gian tới; giám định BHYT, những vấn đề đặt ra; Công tác quản lý nhà nước đối với BHYT; Cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT hiện nay- khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị; Tác động của một số chính sách đối với việc thực hiện chính sách BHYT: chính sách tự chủ bệnh viện, xã hội hóa, chính sách thông tuyến…

Đồng chí Nguyễn Thanh Long - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo.
Đồng chí Nguyễn Thanh Long - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc bệnh viện Sản Quảng Ninh phân tích: Việc giao dự toán khám bệnh, chữa bệnh BHYT hằng năm cho các địa phương là không hợp lý, các cơ quan BHXH không thanh toán chi phí một số dịch vụ đối với cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử cũng gây khó khăn cho bệnh nhân và bệnh viện. Thứ nữa, cơ quan BHXH thường chậm trễ trong việc thực hiện thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho cơ sở khám chữa bệnh.

Tham luận của bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đề nghị: "Hiện tại, Bộ Y tế vẫn chưa xây dựng được đầy đủ các phẩu thuật, thủ thuật thực hiện bằng phương pháp gây mê gây khó khăn cho quá trình thanh toán giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH. Chi phí gây mê, gây tê bị giảm trừ hiện chưa thống nhất giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH, BHXH chưa thanh toán cho bệnh viện".

Trình bày tham luận, TS Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế nhấn mạnh: Trong thời gian tới cần phải sửa một số quy định trong các thông tư hướng dẫn, như việc điều chỉnh mức đóng khác nhau giữa các đối tượng tham gia BHYT (hiện nay đồng nhất mức đóng), làm rõ trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động (khối lao động chính thức) trong việc đóng BHYT cho người phụ thuộc. Bên cạnh đó, các cơ sở dịch vụ y tế tham gia vào hệ thống, báo cáo dữ liệu về chi phí các dịch vụ đến Bộ Y tế, cơ quan giám định, cơ quan BHXH...

Trên cơ sở đó, TS Lê Văn Khảm cũng đề xuất, đê đảm bảo tốt hơn tính phù hợp và hiệu quả của chính sách BHYT được ban hành, cần thành lập Hội đồng tư vấn Quốc gia về chính sách BHYT gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội và các chuyên gia độc lập... Có cơ quan thường trực Hội đồng để xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đồng chí Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế - Bộ Y tế trình bày tham luận.
Đồng chí Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế - Bộ Y tế trình bày tham luận.

Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận đã làm rõ thực trạng và những tồn tại trong thực hiện chính sách BHYT, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp như: Một là, trong ngắn hạn loại bỏ chi phí khám chữa bệnh vượt tuyến ra khỏi quỹ định suất khám chữa bệnh, tách riêng chi phí khám chữa bệnh chuyển, vượt tuyến, tính theo phí dịch vụ có trần đối đối với ngoại trú, tính theo trường hợp bệnh đối với nội trú; Hai là, trước mắt, kết hợp thanh toán theo giá dịch vụ và giá trần theo tổng ngân sách; Ba là, thành lập Hội đồng quản lý Quỹ BHYT với sự tham gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, đại diện cơ sở khám chữa bệnh và người hưởng lợi; Bốn là, cần có bộ phận chuyên trách BHYT tại các Sở Y tế, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế về BHYT...

 Trọng Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất