Thứ Tư, 2/10/2024
Giáo dục
Thứ Sáu, 9/7/2010 14:26'(GMT+7)

Tôi thấy mình rất vinh dự được cống hiến suốt đời cho sự nghiệp “trồng người” theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ

Cả cuộc đời là một tấm gương về sư nghiệp "trồng người". Trong suốt chặng đường ấy, phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách, nhưng với nghị lực và lòng quyết tâm rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Mình vĩ đại đã đem lại cho đồng chí niềm tin - nghị lực và ý chí vươn lên mạnh mẽ để đạt được những thành công trong sự nghiệp "trồng người " như hôm nay.

Sinh ra trong một gia đình bần ngư. lớn lên trong cách mạng, được Đảng và Nhà nước giáo dục bồi dưỡng tạo điều kiện cho đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, đồng chí luôn ý thức được công lao to lớn của Đảng của Bác Hồ, lấy gương sáng của Bác để học tập và giáo dục cán bộ, giảng viên, sinh viên trong nhà trường làm theo. Bản thân đồng chí luôn sống giản dị, nghiêm túc, đấu tranh thẳng thắn vì quyền lợi chung của tập thể, của sinh viên. Xuất thân trong một gia đình nghèo, sớm phải vật lộn với cuộc sống khó khăn để sống, để học tập và vươn lên, hơn ai hết đồng chí rất hiểu và cảm thông với những học sinh, sinh viên nghèo nhưng giầu nghị lực, muốn động viên, giúp đỡ các em để có được những tri thức cần thiết cho cuộc sống, để sống tốt hơn, có ích hơn. Đồng chí tâm sự: "xuất phát từ tình thương các em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, tôi đã vận động người thân thành lập quỹ "Học bổng Hĩm Nghị " nhằm dành cho các em những suất học bổng, động viên các em có thêm nghị lực, niềm tin và ý chí phấn đấu. Xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa ", quỹ "Khuyến học", quỹ " người nghèo”…để mỗi người đều nghĩ đến một người, và một người nghĩ đến mọi người, cùng quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh. Suốt cuộc đời giáo sư luôn tâm huyết, trăn trở với sự nghiệp trồng người", phấn đấu xây dựng một ngôi trường đầy tình thương, đậm tính nhân văn, công bằng, bình đẳng, than thiện trong mọi hoạt động. Các em sinh viên cũng đã phát huy được tính nhân văn ấy qua phong trào hiến máu nhân đạo, phong trào ủng hộ vì người nghèo, phong trào sinh viên tình nguyện…

Trên cương vị là Bí thư Đảng uỷ, đồng chí tập trung lãnh đạo các chi bộ, đảng bộ xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giảng viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường học tập các chuyên đề về tấm gương đạo đức của Bác và thực hiện nghiêm túc các nội dung cuộc vận động theo chủ đề từng năm. Đồng chí đã thể hiện tinh thần sáng tạo trong triển khai cuộc vận động: Từ "Hũ gạo tiết kiện của Bác", phát động nhà trường mỗi tháng nhịn một bữa ăn để dành tiền gửi vào quỹ "Hội chữ thập đỏ", "Quỹ khuyên học"; tổ chức hội thảo: "Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn"…

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", ngay từ ngày đầu kháng chiến, đồng chí đã cùng những người dân, từ già đến trẻ ở thôn Cù Lao đỏ đèn đi học bình dân học vụ. Học được ít chữ, đồng chí bắt đầu dạy những chữ mình học được cho người khác. Năm 1954, được tập kết ra Bắc, với trình độ lớp 4, đồng chí tham gia dạy lớp xoá mù cho đoàn thanh niên xung phong công tác Trung ương khi làm Cầu Họ trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thanh Hoá. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, không có trường, không có lớp, không thầy giáo, lớp bổ túc ban đêm cho "trình độ cao" như của đồng chí đương nhiên là không có. Chỉ có một cách tự học, học không ngừng, miệt mài học từ lớp 4 để có trình độ tương đương lớp 7 và được thi vào trung cấp. Sau 2 năm học ở trường Trung cấp giao thông Trung ương với kết quả học tập giỏi, năm 1960 đồng chí được cử sang Liên Xô học đại học và được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Trở về nước năm 1969, đồng chí tiếp tục học tập nghiên cứu, làm khoa học, giảng dạy, đến nay đã có gần 60 công trình được công bố, được Nhà nước phong Phó giáo sư năm 1983 và phong Giáo sư năm 1991. Trong suốt thời gian làm công nhân và đi học, nhiều lúc khó khăn tưởng như không thể vượt qua, nhưng học tập tinh thần "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lập biển, quyết chí ắt làm nên" của Bác đã giúp đồng chí có thêm nghị lực để vượt qua.

Sau 40 năm công tác, về nghỉ hưu năm 1997, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục cộng với quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm để xây dựng trường Đại học dân lập Hải Phòng. Đồng chí kể lại ngày đầu thành lập trường với vô vàn khó khăn. Thực hiện lời dạy của Bác "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", dựa vào dân để xây dựng trường, đổng chí đã vay vốn của cán bộ công nhân viên, vay những ngươi tâm huyết với giáo dục, vay của giáo viên thỉnh giảng, vay của các nhà thầu bằng cách đề nghị họ bỏ tiền ra xây dựng trước, lấy tiền sau. Bằng tấm lòng tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đồng chí đã vận động được vốn với tinh thần tương trợ, giúp đỡ của bạn hữu và cả phụ huynh của sinh viên. Một số anh chị em thương binh cũng đề nghị cho vay, xin đóng góp xây dựng trường, dù là số tiền đóng góp không lớn nhưng việc làm đó thực sự rất cảm động. Chính nhờ làm theo lời dạy của Bác, đồng chí đã vượt qua khó khăn và xây dựng thành công trường Đại học Dân lập Hải Phòng trở thành trường dẫn đầu các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập. Hiện nay, cơ sở vật chất đã khang trang, hiện đài với diện tích đất sử dụng là 15ha, vốn 145 tỷ đồng, đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu với 326 người, đủ điều kiện là cơ sở đào tạo có chất lượng.

Học tập Bác Hồ về thực hiện dân chủ: "Dân btêt, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong quá trình công tác, nhất là khi trở thành người lãnh đạo, vừa là Bí thư Đảng uỷ, vừa là Hiệu trưởng, đồng chí luôn suy ngẫm lời Bác dạy: để lãnh đạo thành công, trước tiên phải thiết lập được cơ chế dân chủ và phải thực hiện dân chủ thực sự chứ không phải dân chủ hình thức hay dân chủ giả hiệu. Muốn thực hiện dân chủ phải làm thế nào để mọi người trong đơn vị, từ người có cương vị cao đến cán bộ, đảng viên, nhân viên và sinh viên đều biết mục tiêu trước mắt và lâu dài của nhà trường. Được bàn bạc, tranh luận đến nơi, đến chốn, được trực tiếp hoặc gián tiếp thực thi những việc đã nêu ra và cuối cùng họ là người kiểm tra lại toàn bộ quá trình. Để làm được điều đó, đồng chí chủ trương đề ra lịch họp định kỳ cho các đối tượng khác nhau như giao ban cán bộ chủ chốt hàng tuần, họp giảng viên và cán bộ công nhân viên hàng tháng, đối thoại với sinh viên hai tháng một lần nhằm phổ biến, thông báo, giải đáp thắc mắc và đặc biệt lắng nghe các ý kiến để phát huy ưu điểm, điều chỉnh kế hoạch, tìm giải pháp khắc phục những mặt thiếu sót. Nhờ phát huy dân chủ thực sự, cán bộ, giảng viên đồng tâm nhất trí, huy động được trí tuệ của tập thể cũng như tài năng của từng cá nhân trong đơn vị. Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên đều thấy mình có sự đóng góp công sức vào sự phát triển của nhà trường. Vì thế, chất lượng và hiệu quả công tác trong đơn vị ngày càng cao. Sự đồng lòng nhất trí, sự đoàn kết gắn bó giữa các cá nhân trong đơn vị càng bền vững làm cho đơn vị thực sự ổn định.

Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của tổ chức Đảng nên khi trường vừa mới thành lập, đồng chí đã tập hợp các đảng viên và xin thành lập chi bộ. Chi bộ lúc đầu có 13 đảng viên, đến nay trở thành đảng bộ với hơn 120 đảng viên, sinh hoạt trong 11 chi bộ, số đảng viên mới được kết nạp hàng năm từ 20 đến 30 đồng chí. Hiểu sâu sắc lời dạy của Bác: “Đảng ta là Đảng cầm quyền", mỗi cán bộ, đảng viên phải là đầu tàu gương mẫu trên mọi lĩnh vực, biết phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất trong ý chí và hành động. Vì vậy, trong hơn 10 năm qua, Đảng bộ đã lãnh đạo nhà trường đứng vững trước khó khăn, thử thách. Đề ra những quyết sách và định hướng đúng đắn cho sự phát triển bền vững. Kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng vụ lợi, vì lợi ích cá nhân và các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục. Là một trường ngoài công lập nhưng đồng chí khẳng định: nếu không có Đảng lãnh đạo, trường Đại học dân lập Hải Phòng không có được thành công như ngày hôm nay. Mỗi cán bộ đảng viên nhà trường luôn nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mỗi chi bộ, đảng bộ phấn đấu trở thành chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Thấm nhuần lời dạy của Bác: người cán bộ quyết định tất cả sự thành bại, đồng chí đã tập trung cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Khi mới thành lập có 7 cán bộ thì nay nhà trường có 326 cán bộ, giảng viên, công nhân viên cơ hữu, đã cử đi đào tạo trở về phục vụ nhà trường 132 thạc sĩ, đang đào tạo 20 tiến sĩ, tỉ lệ giảng viên có trình độ trên đại học chiếm 81%. Có được những thành quả như vậy, đồng chí đã tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng viên được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học với 100% kinh phí đào tạo do nhà trường hỗ trợ và được giảm 75% khối lượng công tác khi đi học thạc sĩ. Hiện nay, trường Đại học dân lập Hải Phòng 1à 1 trong số 20 trường được Hội đồng kiểm định Quốc gia công nhặn đạt chuẩn chất lượng đợt đầu và là 1 trong số 25 trường đại học dẫn đầu cả nước về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao (93,46%).

Bên cạnh việc chăm lo cho công tác chuyên môn, đồng chí đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên. Đồng chí kể lại: lúc đầu thành lập, cuộc sống thiếu thốn trăm bề, phương tiện của cán bộ công nhân viên đến cơ quan chủ yếu là xe đạp, thậm chí có cán bộ còn đi bộ thì đến nay 100% có xe máy, 7 cán bộ, giảng viên có xe ô tô. Mức thu nhập bình quân hàng tháng hiện nay của cán bộ, công nhân viên nhà trường là 4.950.000 đồng/người/tháng. Hàng năm, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài. Đối với sinh viên, nhà trường đặc biệt quan tâm đến điều kiện sinh hoạt và học tập, vì vậy đã chủ trương xây dựng "khách sạn sinh viên", nhà tập đa chức năng, bể bơi thông minh, sân vận động, nhà ăn hiện đại, thư viện điện tử. Xây dựng nếp sống có văn hoá trong nhà trường và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.

Luôn tâm niệm lời dạy của Bác: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, đất nước Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ công lao học tập của các em", đồng chí vinh dự được cống hiến suốt đời cho sự nghiệp giáo dục, cho sự nghiệp trồng người theo tấm gương của Bác. Với những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hải Phòng nói riêng và cho cả nước nói chung, trong những năm qua đồng chí đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, là một trong 3 điển hình tiến tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khối cơ quan Dân chính Đảng được biểu dương cấp thành phố./.

Theo tài liệu của Ban TG Hải Phòng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất