Thứ Ba, 24/9/2024
Đời sống
Thứ Ba, 11/9/2012 15:45'(GMT+7)

TP Hồ Chí Minh: Thực hiện chương trình đội mũ bảo hiểm cho trẻ em

Đây là một phần trong chương trình ba năm nhằm tăng số lượng trẻ em Việt Nam đội mũ bảo hiểm xe gắn máy ("Trẻ em cũng cần đội mũ bảo hiểm"), chiến dịch mới này là hoạt động mới nhất trong mối quan hệ đối tác giữa Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG), Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ và Đường sắt và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT) với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á phi lợi nhuận (AIP).

Bắt đầu từ hôm nay, với sự hỗ trợ của WHO, các đơn vị cảnh sát giao thông tận tụy sẽ bắt đầu các hoạt động bắt buộc đội mũ bảo hiểm tăng cường tại năm quận của thành phố, đối tượng là trẻ em trong độ tuổi đi học được đèo bằng xe máy. Ngoài các hoạt động thực thi, các cảnh sát giao thông cũng sẽ phân phát tờ rơi về mũ bảo hiểm và các tiêu chuẩn an toàn xe gắn máy cũng như các phiếu tặng mũ bảo hiểm miễn phí.

"Pháp luật quy định rằng trẻ em từ sáu tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Cha mẹ hoặc người lớn đèo một đứa trẻ không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng", ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng UBATGTQG cho biết.

"Tăng cường thực thi pháp luật là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tăng số người đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Để đạt được tác động tối đa, chúng tôi sẽ thực hiện việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm tại các khu vực gần trường học đặc biệt là trong thời gian phụ huynh đưa đón con cái của họ” Ông Nguyễn Ngoc Tường – Phó Trưởng Ban Chuyên Trách - Ban An toàn Giao thông TP.HCM cho biết.

"Các kết quả gần nhất từ tháng 7 năm 2012 về đội mũ bảo hiểm cho thấy rằng trong khi hơn 77% [1] số người lớn lái xe và người được đèo tại TP.HCM đội mũ bảo hiểm đúng cách, chỉ có 32% [2] trẻ em đội mũ bảo hiểm" Tiến sĩ Takeshi Kasai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết. "Thông qua chương trình này, chúng tôi hy vọng sẽ tăng con số này lên ít nhất 60% trẻ em vào cuối tháng 12 năm 2012, và cùng lúc đó quan sát số lượng trẻ em tử vong hoặc chịu thương tích nghiêm trọng giảm xuống do can thiệp này", Tiến sĩ Kasai cho biết thêm.

Các hoạt động thực thi trong vòng bốn tháng tới cũng sẽ được hỗ trợ, bổ sung bởi các thông tin công cộng và các chiến dịch tiếp thị xã hội bao gồm các tài liệu truyền hình, biển quảng cáo và tờ rơi. "Cha mẹ thường không nhận thức được rằng mũ bảo hiểm có thể làm giảm đáng kể khả năng bị thương tích hoặc tử vong của con cái họ nếu tai nạn xảy ra", bà Mirjam Sidik, Giám đốc Điều hành Quỹ AIP cho biết. "Chúng tôi muốn tạo ra các thông điệp khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ về thực tế đầy bi kịch nếu họ vẫn không đội mũ bảo hiểm cho con cái mình.”

Sau khi thí điểm thành công chương trình này tại TP.HCM, các đối tác dự kiến ​​mở rộng quy mô tại Hà Nội và Đà Nẵng trong vòng sáu tháng tới./.

Tuấn Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất