Chủ Nhật, 24/11/2024
Văn hóa - Xã hội
Thứ Ba, 27/6/2023 14:8'(GMT+7)

Trân trọng, giữ gìn giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình

Nhiều gia đình cho con đi chơi tại hồ Gươm trước khoảnh khắc chuyển giao năm mới Tân Sửu 2021. Ảnh: Thanh Tùng /TTXVN

Nhiều gia đình cho con đi chơi tại hồ Gươm trước khoảnh khắc chuyển giao năm mới Tân Sửu 2021. Ảnh: Thanh Tùng /TTXVN

Xây dựng văn hóa từ gia đình

Những năm qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động xây dựng, ban hành và trình ban hành các Đề án, Chương trình nhằm tăng cường các giải pháp về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình phù hợp với tình hình hiện nay. Có thể kể đến Nghị định về công tác gia đình; Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam; Đề án Tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm; Chương trình quốc gia về giáo dục đời sống gia đình; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và tăng cường phòng, chống bạo lực gia đình...

Theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Việc thực hiện những phong trào này đã mang lại hiệu ứng tích cực, giúp mỗi người thêm trân trọng, giữ gìn giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình. Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về kết quả thực hiện Mục tiêu “Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”.

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được xác định là phong trào quần chúng rộng lớn nhằm đưa yếu tố văn hóa vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp xây dựng con người văn hóa, cộng đồng văn hóa, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và sự phát triển của đất nước. Trong đó, xây dựng gia đình văn hóa là một mục tiêu quan trọng của phong trào này, hướng đến việc củng cố cộng đồng văn minh, phát triển lành mạnh ngay từ chính mỗi gia đình.

Bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nổi bật trên nhiều lĩnh vực đã lan tỏa ở khắp các địa phương. Nhiều gia đình đã trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Mỗi địa phương lại có những chủ trương khác nhau để thực hiện mô hình này.

Cụ thể là tại Hà Nội, phong trào xây dựng gia đình văn hóa lan tỏa sâu rộng đến từng xóm ngõ, tổ dân phố, mỗi gia đình đã đóng góp tích cực vào kết quả chung trong công cuộc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Mới dây, UBND thành phố Hà Nội đã đưa thêm tiêu chí 'không hút thuốc'' vào tiêu chuẩn công nhận ''Gia đình văn hóa'' ở Thủ đô. Đây là một cách thức hiệu quả để tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong nhà, cộng đồng dân cư, lễ hội, đám cưới, đám tang, cuộc vui gia đình..., từ đó ra tạo môi trường văn minh, không khói thuốc ở Thủ đô.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhẳm củng cố thêm chất lượng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Theo đó, Bộ tiêu chí bao gồm 5 nội dung chính: Tiêu chí ứng xử chung (tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ); tiêu chí ứng xử của vợ, chồng (chung thủy, nghĩa tình); tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu (gương mẫu, yêu thương); tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà (hiếu thảo, lễ phép) và tiêu chí ứng xử của anh, chị, em (hòa thuận, chia sẻ).

Thành phố Hồ Chí Minh đã bản triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Đã có nhiều văn bản được ban hành để truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của người dân về các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình ngày càng tốt đẹp, bền chặt hơn. Tất cả các thành viên đều nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa và giá trị của gia đình để từ đó cùng chung tay xây dựng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Bộ tiêu chí nhằm xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó là việc củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội...

Đặc biệt, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Các nhà quản lý, chuyên gia và đông đảo đội ngũ làm công tác gia đình cho rằng khi Luật này được thi hành sẽ tạo những chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống, ngăn chặn và giảm những vụ việc bạo lực gia đình.

Luật đã đáp ứng mục tiêu quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Cùng với đó là khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bố trí nguồn lực cho phòng, chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng, phát triển các cơ sở trợ giúp hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.

Gia đình tốt thì xã hội mới tốt

Chú thích ảnh
Hạnh phúc mẹ và con. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình tháng 10/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”.

Đảng ta cũng đã nhiều lần khẳng định, “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn hết sức hệ trọng của dân tộc và thời đại”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII một lần nữa nhấn mạnh, cần “xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Nới về các giá trị cốt lõi của xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới, Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Trần Tuyết Ánh nhấn mạnh: Để xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay thì một điều kiện tiên quyết là phải xác lập được hệ giá trị. Có thể nói, hệ giá trị gia đình gia đình Việt Nam chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc. Những biến đổi về cấu trúc, chức năng và hệ giá trị của gia đình quyết định diện mạo của gia đình Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Mặt khác, việc dành sự ưu tiên khác nhau đối với các giá trị cũng quyết định đến đời sống văn hóa ứng xử và sự phát triển của mỗi gia đình.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay” năm 2019 cho thấy, người dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp xã hội coi gia đình là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, sau đó mới đến sức khỏe, việc làm, thu nhập, bạn bè, học vấn, thời gian giải trí… Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy, gia đình sống ở khu vực có mức độ đô thị hóa thấp thường có xu hướng bảo lưu các giá trị truyền thống. Còn ở nhóm gia đình sống ở nơi có đô thị hóa cao hoặc có thu nhập cao dễ chấp nhận các giá trị gia đình hiện đại (giá trị mới)...

Muốn các giá trị con người Việt Nam đi vào cuốc sống phải cụ thể hóa thành chuẩn mực phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh. Chính các chuẩn mực sẽ điều chỉnh ý thức và hành vi của mọi người, quá trình thực hiện sẽ làm cho các giá trị được củng cố bền vững hơn.

Khát vọng phát triển đất nước hùng cường, giàu bản sắc văn hóa đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục nhân cách con người nói chung, đạo đức, lối sống trong gia đình nói riêng. Những việc này góp phần hình thành con người Việt Nam có tầm vóc về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, có đủ trí tuệ, tài năng đưa nước ta hội nhập với nền văn minh của chung của nhân loại nhưng vẫn giữ vững được đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc chính. Đó là nền tảng cơ bản, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới.

Gia đình là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội, dòng chảy phát triển bền vững của đất nước, cũng là yếu tố đầu tiên, quan trọng để triển khai, thụ hưởng chính sách liên quan. Do đó, đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Dù khoa học trên thế giới có phát triển hiện đại, vượt bậc, nhưng những giá trị như giáo dục, đạo đức, ứng xử văn hóa gia đình, tình cảm yêu thương, chăm sóc, chia sẻ, đùm bọc, động viên, khích lệ từ gia đình để vượt qua những trở ngại, thăng trầm của cuộc sống không gì có thể thay thế được.../.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất