Thứ Ba, 7/5/2024
Xã hội
Thứ Ba, 20/6/2023 6:0'(GMT+7)

Yên Bái nỗ lực triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ

Cán bộ Công an tỉnh làm thủ tục cấp căn cước công dân và cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Cán bộ Công an tỉnh làm thủ tục cấp căn cước công dân và cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã trình Hội đồng nhân tỉnh ban hành Nghị quyết số 57/2022/NQ-HĐND, ngày 09/12/2022 quy định mức thu lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh khi thực hiện các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Yên Bái bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 4/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Triển khai đề án 06, các sở, ngành, địa phương chỉ đạo các bộ phận giải quyết TTHC thực hiện nghiêm túc nội dung không yêu cầu xác nhận chứng minh nhân dân 9 số trong việc giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; các cơ sở lưu trú trên địa bàn bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở khác có chức năng lưu trú thực hiện thông báo lưu trú qua ứng dụng VNeID theo hướng dẫn của Bộ Công an. 

Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái  kiểm tra thực tế tại Bộ phận hành chính công huyện Văn Yên.

Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái kiểm tra thực tế tại Bộ phận hành chính công huyện Văn Yên.

Việc sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để khám, chữa bệnh, cập nhật thông tin tiêm chủng, cấp hộ chiếu vaccine và triển khai cấp giấy khám sức khỏe điện tử được đẩy mạnh.Tính đến ngày 08/5/2023, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được 700.978 người tham gia có trong cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của tỉnh, có 199/199 cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD hoặc qua ứng dụng VNeID (áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử) và đã có 310.254 lượt người sử dụng CCCD gắn chíp thay thế BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh hệ thống tra cứu trả kết quả thành công. 

Với vai trò cơ quan Thường trực Đề án, Công an tỉnh đã chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác làm sạch dữ liệu dân cư, hộ tịch... đảm bảo nguồn dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống". Công tác cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử, định danh cá nhân, giải quyết cư trú trên dịch vụ công được thực hiện nghiêm túc. Công tác tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, giúp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn hiểu được vai trò, vị trí, ý nghĩa và sự cần thiết của CCCD gắn chíp điện tử, định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến, có sự phối hợp, hỗ trợ thực hiện. Để sớm hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác liên quan đến Đề án 06, Công an tỉnh đã mở đợt cao điểm “90 ngày, đêm” triển khai các giải pháp bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu phục vụ triển khai quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022 và tăng cường đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06/CP; đồng thời, thực hiện cao điểm triển khai các giải pháp bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu cấp CCCD, định danh điện tử, làm sạch dữ liệu thông tin dân cư và tăng cường đẩy mạnh Đề án 06; Đến nay, Công an tỉnh đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, đảm bảo tiến độ và yêu cầu đề ra. Tính đến ngày tháng 6/2023, Công an tỉnh đã thu thập, cập nhật lên hệ thống dữ liệu dân cư được 217.466 hộ, 913.490 nhân khẩu và đã hoàn thành việc điều chỉnh thông tin hộ không có chủ hộ và hộ nhiều hơn chủ hộ; cập nhật thông tin công dân thiếu trường thông tin CMND 09 số; rà soát, sai lệch thông tin dân cư với thông tin CCCD; rà soát đối khớp dữ liệu phạm nhân; cập nhật, chỉnh sửa, thêm mới thông tin đối tượng trên hệ thống tính theo đầu đối tượng đạt 99,88%.

Đề án 06 của Chính phủ đã cắt giảm giấy tờ, thuận tiện và giảm chi phí cho người dân.

Đề án 06 của Chính phủ đã cắt giảm giấy tờ, thuận tiện và giảm chi phí cho người dân.

Triển khai Đề án 06, tỉnh Yên Bái đã tích cực xây dựng mô hình dịch vụ công, trong đó, tiếp tục duy trì hoạt động của 179 mô hình điểm hướng dẫn dịch vụ công (01 mô hình tại cấp huyện và 178 mô hình tại 173 xã, phường, thị trấn). Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu chỉ đạo thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tới 100% cấp xã, cấp thôn gồm 1.529 tổ (173 cấp xã, 1.356 cấp thôn) với hơn 10.500 thành viên. Hằng ngày, lực lượng Công an cấp xã và các Tổ chuyển đổi số cộng đồng tích cực xuống từng thôn, bản, tổ dân phố hướng dẫn, hỗ trợ công dân lập tài khoản sử dụng dịch vụ công; cài đặt, đăng ký, kích hoạt, sử dụng ứng dụng VNeID... Kết quả, đến ngày 03/6/2023, toàn tỉnh đã hướng dẫn kích hoạt thành công 167.036 tài khoản, đạt 42,20% (mức 1 là 11.567 tài khoản, mức 2 là 155.469 tài khoản). 

Các sở, ban, ngành, Công an các đơn vị, địa phương tích cực đăng tải tin, bài viết, video, phóng sự, hình ảnh trên mạng Internet, các trang mạng xã hội như zalo, facebook, fanpage... để thông tin về quá trình triển khai thực hiện Đề án 06, công tác cấp CCCD, định danh điện tử và thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn phần. Đặc biệt, tại các địa bàn có nhiều người dân tộc Mông sinh sống, đã tổ chức biên dịch nội dung tuyên truyền Đề án 06 sang tiếng Mông để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả hơn. 

Tính đến tháng 6/2023, tỉnh Yên Bái đã thu nhận được 737.118 hồ sơ cấp CCCD, trong đó cấp mới 670.736 hồ sơ/691.904 trường hợp phải cấp (đạt 96,94%), hiện còn 5.834 trường hợp chưa được cấp chủ yếu vắng mặt tại địa phương, công dân có mặt tại địa phương nhưng già yếu, bệnh tật hoặc bị bệnh tâm thần; các trường hợp chưa cấp còn lại đã được tạo biến động C06 giảm trừ chỉ tiêu. Hiện đã được Bộ Công an in, trả 672.492 thẻ CCCD. Từ ngày 25/02/2022 đến nay, toàn tỉnh đã thu nhận 286.736 hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử mức 2 thông qua cấp CCCD, kích hoạt mức 2: 167.217 hồ sơ, đạt 42,24%.

Từ ngày 26/4/2022, tỉnh Yên Bái đã kết nối thành công Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là 01 trong 03 tỉnh đầu tiên hoàn thành kết nối so với các địa phương trên toàn quốc, là tỉnh có số lượng yêu cầu xác thực cao so với các tỉnh đã kết nối chính thức.

Dù đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án 06, tỉnh Yên Bái cũng gặp một số khó khăn như:  Chưa có Kho quản lý lưu trữ dữ liệu điện tử để lưu trữ kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân; việc nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và sử dụng các thiết bị thông minh; hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ số hóa còn nhiều khó khăn;  Người dân sử dụng thiết bị thông minh và tiếp cận công nghệ thông tin chưa cao, nhu cầu người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, đặc biệt là người dân ở các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Máy móc, thiết bị phục vụ cấp CCCD và định danh điện tử từ khi triển khai "chiến dịch" đến nay xuống cấp, thường xuyên hỏng hóc; công dân vắng mặt tại địa phương nhiều nên chưa hoàn thành 100% chỉ tiêu; Tỷ lệ đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử chưa cao do nhiều người dân (nhất là người dân ở vùng cao) chưa có điện thoại thông minh hoặc có nhưng không tương thích với ứng dụng. 

Tỉnh Yên Bái xác định, việc triển khai thực hiện Đề án 06 tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo phương châm dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống”, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng mà tỉnh đưa ra là nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện. Đẩy mạnh các tiện ích phục vụ phát triển công dân số, tăng cường nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, CCCD gắn chip, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình triển khai phải thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức; đảm bảo mục tiêu phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc thù, đặc điểm tại địa phương.

Phương Lan - Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất