Trước đó, ngày 23 tháng Chạp, lễ dựng nêu trên cơ sở chất liệu cung đình đã được tổ chức tại Đại Nội. Tại lễ hạ nêu, các nghi lễ bái, quan xướng, gióng trống, gõ chuông, tấu nhã nhạc và khai ấn, cho chữ đầu năm… tương tự lễ dựng nêu. Du khách có mặt tại buổi lễ đã rất thích thú với các hoạt động này.Ngọc ấn lấy xuống từ
Đầu triều Nguyễn (1802-1945), lễ dựng nêu diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp trong hoàng cung với ước nguyện cầu mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi và treo ấn nghỉ Tết Nguyên đán đến mùng bảy tháng Giêng. Đến thời Minh Mạng, nhà vua cho rằng sớ chương không lúc nào không có, nếu treo hết ấn triện lỡ có việc quân cơ thì rất khó xử lý nên chỉ chọn một số ấn triện không quan trọng để bỏ vào sọt treo lên cây nêu. Ngày mùng bảy tháng Giêng mở ấn (khai ấn) và hạ nêu, tiễn thần để mở đầu năm mới.
Đóng ấn lấy từ cây nêu trao tặng du khách tại Đại nội Huế.
Tại lễ tái hiện hạ nêu năm 2017, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phục dựng lại nghi thức khai ấn tượng trưng bằng việc viết thư pháp có đóng ấn triện mừng năm mới tốt lành tặng du khách tham quan di tích cố đô Huế trong ngày đặc biệt này. TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, dùng ngọc ấn đóng vào các tờ giấy có ghi các chữ như: Phúc, Lộc, Đạt, Tâm, Tiến… tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới Đinh Dậu này.
VĂN THẮNG/SGGP