Thứ Tư, 2/10/2024
Môi trường
Thứ Năm, 25/9/2008 9:15'(GMT+7)

Triển khai kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Nhiều tham luận tại hội thảo cho rằng khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ có hệ sinh thái đa dạng, mang tính chất đặc trưng vùng miền. Cụ thể, Đông Nam Bộ là một vùng đất cao có nhiều diện tích rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển Quốc gia, là nơi sinh sống của nhiều loại thú quý hiếm như tê giác vùng rừng Nam Cát Tiên. Còn, Tây Nam Bộ là một vùng phù sa mới, thấp, hệ sông ngòi chằng chịt, đặc trưng hệ sinh thái ngập nước.

Sau nhiều năm khai thác với xu thế đô thị hóa tại Đông Nam Bộ và hiện tượng độc canh trong cây trồng và vật nuôi ở các tỉnh, thành khu vực Tây Nam bộ đã làm thu hẹp nơi cư trú và biến mất một số loài sinh vật quý hiếm. Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi có hệ sinh thái đặc trưng với 2 loài chim quý, 9 loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nhưng thời gian qua do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, nhiều vùng trũng bị san lấp ồ ạt, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp đã phá vỡ cấu trúc cân bằng sinh thái, ảnh hưởng lên đa dạng sinh học và sức sống sinh vật...

Đánh giá về các chương trình dự kiến sẽ thực hiện trong kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tại 19 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Tiến sĩ Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: vấn đề bảo tồn và đa dạng sinh học và khái niệm liên quan cũng là rất mới. Vì thế trong khi triển khai, các tỉnh, thành cũng khó thực hiện vì thiếu thông tin. Vì vậy, trách nhiệm của Tổng cục Môi trường hiện nay là phải cung cấp thông tin kịp thời cho các địa phương để các cơ quan chức năng có cơ sở cụ thể hóa chương trình hành động quốc gia này thành hành động cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của mỗi địa phương./.

(VOVNews)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất