Thứ Bảy, 23/11/2024
Văn hóa
Chủ Nhật, 9/9/2018 18:9'(GMT+7)

Triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam"

 

Các đại biểu tham dự hội nghị tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh: 88 năm qua, Đảng ta luôn coi trọng lãnh đạo văn hóa, văn học, nghệ thuật. Ngay từ khi chưa giành được chính quyền, Đảng ta đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Nam” và tư duy lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển.

Hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Nghị quyết đại hội lần thứ XI của Đảng đặt ra nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”. Theo đó, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước: Lý luận văn nghệ ở Việt Nam - Thực tiễn và định hướng phát triển. Kết quả nghiên cứu đạt được là cơ sở để Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật quyết định tổ chức hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “ Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”.

Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị.

Trong bốn ngày tham dự hội nghị, các đại biểu được nghe giới thiệu các chuyên đề: Đường lối phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng trong thời kỳ đổi mới; định hướng và những nội dung cơ bản của lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam; quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật; đấu tranh tư tưởng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và vấn đề tiếp nhận, vận dụng các lý thuyết nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam hiện nay. Cùng với 15 hội nghị đã tổ chức trước đó, hội nghị lần này góp phần nâng cao trình độ, hiểu biết một số vấn đề cơ bản, quan trọng về lý luận văn học, nghệ thuật, yêu cầu và định hướng triển khai xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam; giúp học viên nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn học, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước; thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật nói chung và tình hình lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói riêng; nâng cao khả năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong đời sống văn học, nghệ thuật.

Thành nhà Hồ - điểm đến trong không gian văn hóa Tây Đô.

Đến với Thanh Hóa “địa linh, nhân kiệt”, cái nôi của văn nghệ kháng chiến, nơi chở che, nuôi dưỡng nhiều tài năng văn nghệ; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy, cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa-văn nghệ; lãnh đạo các Hội văn học- nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa phương; những cán bộ chuyên nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình chuyên viết về văn học-nghệ thuật; các giáo viên giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề này được nghe giới thiệu, cập nhật thêm thông tin, thành tựu đạt được qua hơn nữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 18 cùng đời sống văn học, nghệ thuật trong tỉnh. Các học viên còn đi thực tế tại khu di tích lịch sử Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân và di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc.

MAI LUẬN/ Nhân dân
 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất