Thứ Sáu, 15/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 4/3/2010 16:22'(GMT+7)

Trung Quốc thèm muốn các con đường tại Bắc Cực

Ba năm qua, đặc biệt là năm 2007, núi băng đã thấp xuống mức kỷ lục chưa từng thấy.

Ba năm qua, đặc biệt là năm 2007, núi băng đã thấp xuống mức kỷ lục chưa từng thấy.

Cuộc chiến tại Bắc Cực có thêm một đối thủ nữa. Chúng ta từng biết tới tham vọng của Canada, Nga, Mỹ hay Đan Mạch trong khu vực và hiện Trung Quốc đang có tham vọng tham gia Cuộc chơi lớn mới với những tảng băng tại Bắc Cực.

Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế có trụ sở tại Stockholm (Sipri), lợi ích của Bắc Kinh sẽ tăng lên theo nhịp điệu tan băng tại Bắc Cực. Bà Linda Jakobson, nhà nghiên cứu tại Bắc Kinh, tác giả của bản báo cáo cho biết: “Trung Quốc đang theo dõi sát sao hậu quả tan băng tại Bắc Cực”“tăng cường đầu tư nghiên cứu về khu vực này”. Bắc Kinh cũng đã quyết định trang bị một tàu phá băng tối tân để thực hiện các cuộc thám hiểm tại Bắc Cực, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2013. Mục đích đưa ra là phục vụ nghiên cứu khoa học nhưng theo bà Jakobson, người Trung Quốc đã “bắt đầu đánh giá đến những lợi ích thương mại, chính trị và quốc phòng” của một Bắc Cực tan băng vào mùa hè.

Con đường Tây-Bắc huyền thoại, mà qua đó nhiều nhà thám hiểm đã đánh vỡ giấc mơ cũng như các con tàu của họ, đang trở thành một thực tế, hay ít nhất thì cũng theo mùa. Ba năm vừa qua, đặc biệt là năm 2007, núi băng đã thu hẹp diện tích xuống mức thấp kỷ lục chưa từng thấy. Mùa hè, tuyến đường hàng hải qua đây hầu như rộng mở. Theo các nghiên cứu khác nhau, tuyến đường sẽ không còn băng từ nay tới năm 2050 hoặc 2060. Thậm chí các nghiên cứu này cũng là những chủ đề gây nhiều tranh cãi khoa học. Những đánh giá trên đã kích thích sự thèm muốn. Chúng ta nhận thấy Trung Quốc bị ám ảnh bởi các tuyến đường vận chuyển và sự độc lập của họ đối với các tuyến đường hàng hải. Việc di chuyển trên tuyến đường biển Tây-Bắc cho phép rút ngắn đáng kể con đường truyền thống giữa châu Âu và châu Á, đi qua kênh đào Suez và Ấn Độ Dương. Đi từ Thượng Hải tới Hambourg sẽ rút ngắn được hơn 6.000 km.

Chủ quyền

Từ 10 năm nay, Canada đã tăng cường can dự vào khu vực mà nước này tự cho là của mình. Ranh giới lãnh thổ luôn chủ đề của các cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Đan Mạch. Người Nga ngày càng chủ động tại các khu vực có băng. Hãng dầu khí khổng lổ Gazprom đã không che giấu tham vọng đối với các nguồn tài nguyên dầu khí lớn tại Bắc Băng Dương. Ở Bắc Kinh, rất nhiều người đánh giá Trung Quốc tỏ ra quá nhút nhát tại khu vực này cho dù không phải là một nước Bắc Cực. Tuy nhiên, theo Sipri, người Trung Quốc đang có ý định kín kẽ đóng vai trò tại đây.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất