Thứ Bảy, 21/9/2024
Tuyên truyền
Thứ Ba, 17/3/2009 10:33'(GMT+7)

Trung Quốc thực hiện dân chủ ở cơ sở sau 30 năm cải cách mở cửa

Dân chủ ở cơ sở là chế độ và thực tiễn mà quần chúng nhân dân trực tiếp thực hiện trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội ở cấp cơ sở, người dân được tham gia quản lý các công việc chung của xã hội.

Công cuộc phát triển dân chủ ở cơ sở của Trung Quốc 30 năm qua

Chế độ nông dân tự quản

Nông dân tự quản là chế độ dân chủ ở cơ sở mà những người nông dân thực hiện quyền dân chủ, giải quyết các công việc của mình theo pháp luật, tự quản lý, tự phục vụ... Nó được cấu thành bởi bầu cử dân chủ, quyết sách dân chủ, quản lý dân chủ và giám sát dân chủ. Chế độ nông dân tự quản bắt nguồn từ chế độ khoán đến từng hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc.

Bước tiến nổi bật nhất của chế độ nông dân tự quản là ban lãnh đạo thôn hoàn toàn do dân làng đề cử và bầu chọn. Đây là bước đột phá lớn trong cơ chế giao quyền, tức quyền lực của cán bộ ủy ban thôn do chính người dân trong thôn giao cho. Cụ thể là chủ nhiệm thôn từ “chỉ định” chuyển sang thành “dân bầu”. Ngoài ra, một số địa phương ở Trung Quốc khi bầu bí thư chi bộ thôn đã áp dụng “chế độ hai lá phiếu” và chế độ “hai giới thiệu” (ứng cử viên tham gia bầu cử ở cấp bộ đảng cơ sở phải được đại đa số quần chúng giới thiệu và các đảng viên đề cử, sau đó dựa trên cơ sở này tiến hành bầu cử theo trình tự bầu cử của Đảng).

Chế độ tự quản ở tổ dân phố

Hoạt động chính của chế độ tự quản ở tổ dân phố là bầu cử dân chủ, quản lý dân chủ và giám sát dân chủ. Hiện nay, công tác bầu tổ trưởng tổ dân phố ở Trung Quốc áp dụng ba hình thức: bầu cử trực tiếp; mỗi hộ gia đình có một đại diện tham gia bỏ phiếu bầu cử; mỗi nhóm dân cư có một đại diện tham gia bỏ phiếu.

Bước tiến nổi bật nhất của chế độ tự quản ở tổ dân phố đã hình thành nên các tổ chức ở các tổ dân phố như diễn đàn tổ dân phố, đối thoại tổ dân phố... Sự ra đời của các tổ chức này đã góp phần nâng cao ý thức công dân ở khu dân cư. Hoạt động tự quản ở tổ dân phố gắn kết những người dân thành thị gần nhau hơn, cùng nhau thảo luận các vấn đề chung của xã hội có lợi cho việc xây dựng xã hội dân chủ.

Chế độ quản lý dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp

Chế độ quản lý dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện theo ba cơ chế: 1 - Cơ chế tham gia của công nhân viên chức vào hoạt động quản lý doanh nghiệp, bao gồm bầu cử đại hội đại biểu công nhân viên chức, chế độ công nhân viên chức tham gia hội đồng quản trị, hội đồng giám sát; 2 - Cơ chế giám sát dân chủ của công nhân viên chức bao gồm công khai các công việc của nhà máy, xí nghiệp, trường học... và chế độ đánh giá dân chủ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo; 3 - Cơ chế bảo đảm quyền lợi cho người lao động và cán bộ...

Bước tiến nổi bật của hoạt động quản lý dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp là coi công đoàn không chỉ là tổ chức chăm lo lợi ích của công nhân viên chức, mà còn là tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Bởi đối với đa số công dân ở thành phố, lợi ích chủ yếu của họ vẫn chủ yếu nằm ở đơn vị công tác sở tại chứ không phải ở tổ dân phố. Đây là điểm khác biệt giữa dân chủ cơ sở ở thành phố và dân chủ cơ sở ở nông thôn.

Công tác bầu cử đại biểu nhân dân ở xã huyện

Bước tiến nổi bật nhất của chế độ tự quản ở tổ dân phố đã hình thành nên các tổ chức ở các tổ dân phố như diễn đàn tổ dân phố, đối thoại tổ dân phố... Sự ra đời của các tổ chức này đã góp phần nâng cao ý thức công dân ở khu dân cư. Hoạt động tự quản ở tổ dân phố gắn kết những người dân thành thị gần nhau hơn, cùng nhau thảo luận các vấn đề chung của xã hội có lợi cho việc xây dựng xã hội dân chủ.

Trải qua hơn 30 năm cải cách, công tác bầu cử đại biểu nhân dân cấp cơ sở ở Trung Quốc có một số đặc điểm sau: Xác định yêu cầu bầu cử trực tiếp đối với hoạt động bầu cử đại biểu nhân dân cấp xã huyện, khiến phạm vi của dân chủ ở cơ sở được mở rộng rất nhiều; đẩy mạnh công tác xây dựng quy trình bầu cử như tổ chức bầu cử, đăng ký cử tri, xác định ứng cử viên... Ngoài ra, một số địa phương ở Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng chế độ cho phép ứng cử viên phát biểu tại diễn văn tranh cử, đại biểu không làm tròn trách nhiệm tự xin từ chức...

Bước đột phá chính trong công tác bầu cử đại biểu nhân dân cấp cơ sở là mối liên hệ giữa đại biểu nhân dân và cử tri trở nên mật thiết hơn, nền tảng dân ý của đại biểu vững chắc hơn, nội dung nghị quyết của đại biểu nhân dân xã, huyện ngày càng phong phú...

Một số kinh nghiệm trong công tác phát triển dân chủ ở cơ sở của Trung Quốc

Thứ nhất, mối tương quan trong lợi ích. Dân sinh và dân chủ luôn luôn song hành với nhau, dân chủ luôn đi kèm với lợi ích và là cơ chế bảo đảm và cân bằng lợi ích. Trong giai đoạn hiện nay, lợi ích trực tiếp của nhân dân nằm ở cơ sở, mâu thuẫn cũng tập trung ở cơ sở. Quần chúng nhân dân thông qua bầu cử để quản lý và giám sát một cách tốt hơn những công việc chung ở cơ sở, đồng thời bảo vệ một cách chính đáng lợi ích của mình. Đây chính là động lực khiến dân chủ ở cơ sở tại Trung Quốc phát triển mạnh mẽ kể từ khi cải cách mở cửa đến nay.

Thứ hai, tính trật tự trong tham gia. Trong hoạt động triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, Trung Quốc đã rút ra ba bài học kinh nghiệm: Một là, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng; hai là, phát huy dân chủ và làm việc theo pháp luật; và ba là, bảo đảm sự tham gia chính trị một cách có trật tự. Thực tiễn cho thấy, Đảng và Chính phủ Trung Quốc vừa là người đề ra các quyết sách, đồng thời cũng là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân, khiến hoạt động phát triển dân chủ ở cơ sở diễn ra có trật tự.

Thứ ba, tính thích ứng với môi trường. Muốn phát triển dân chủ phải chú ý đến phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của dân chủ ở cơ sở tại Trung Quốc luôn thích ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hai yếu tố này luôn thúc đẩy và bổ sung cho nhau. Chế độ tự quản của nông dân ra đời cùng với công cuộc cải cách thiết chế kinh tế nông thôn; đến lượt nó, chế độ tự quản của dân cư ở thành phố lại là sản phẩm thích ứng với nhu cầu sinh hoạt của cư dân thành thị và hoạt động quản lý xã hội cơ sở ở đô thị; dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến hoạt động cải cách chế độ lao động nhân sự. Rất nhiều khâu trong các chế độ này đều tập trung vào các vấn đề liên quan đến lợi ích mà người dân Trung Quốc quan tâm nhất.

Thứ tư, tính tuần tự trong phát triển. Một là, nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về hoạt động phát triển dân chủ ở cơ sở là tiến cùng thời đại, từng bước phát triển; hai là, cần phải triển khai từ thấp đến cao, từ đơn lĩnh vực đến đa lĩnh vực; ba là, các chế độ, quy định và khung pháp lý của hoạt động phát triển dân chủ ở cơ sở được kiện toàn từng bước; bốn là, năng lực làm chủ của quần chúng nhân dân được nâng cao từng bước trong quá trình phát triển. Thực tiễn ở Trung Quốc đã chứng minh rằng, không có sự tuần tự trong công cuộc xây dựng dân chủ ở cơ sở, sẽ không có sự phát triển hài hòa giữa chế độ dân chủ, quy trình dân chủ và tinh thần dân chủ.

Những vấn đề đang đặt ra

Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc phát triển dân chủ ở cơ sở của Trung Quốc đang phải tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:

Văn bản pháp luật chưa đồng bộ

Bước đột phá chính trong công tác bầu cử đại biểu nhân dân cấp cơ sở là mối liên hệ giữa đại biểu nhân dân và cử tri trở nên mật thiết hơn, nền tảng dân ý của đại biểu vững chắc hơn, nội dung nghị quyết của đại biểu nhân dân xã, huyện ngày càng phong phú...

Trong tình hình mới, cùng với những đòi hỏi về lợi ích ngày càng tăng, nhu cầu tham gia dân chủ của người dân ngày càng mở rộng, công tác xây dựng quy chế, luật pháp ở Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, nên đã xảy ra một số hiện tượng: Có luật nhưng không tuân theo, như Luật Tổ chức ủy ban nông dân được áp dụng thử gần 20 năm qua và chính thức thực thi đã 10 năm nay, nhưng một số thôn ở Trung Quốc vẫn không thực hiện theo luật, hoạt động tự quản của nông dân biến thành cán bộ tự quản. Mặt khác, vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết. Ví dụ, trước sự tham gia ngày càng tích cực của các tổ chức phi chính phủ, nhưng lại không có có hành lang pháp lý phù hợp để hướng dẫn các tổ chức này thực hiện. Ngoài ra, quy trình vận hành chưa hoàn thiện. Cốt lõi của dân chủ ở chỗ cần có một quy trình thao tác chặt chẽ. Nhưng hiện nay rất nhiều điều luật quá nguyên tắc, không đồng bộ, khi áp dụng vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Điều quan trọng nữa là những khó khăn trong trợ giúp về pháp luật, đó là thiếu sự trợ giúp đối với các hiện tượng làm trái pháp luật, người dân đành phải áp dụng các phương pháp truyền thống như tổ chức khiếu kiện, tạo nên các nhân tố bất ổn mới trong xã hội.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu dân chủ và thiết chế quản lý truyền thống

Cùng với sự phát triển của xã hội, yêu cầu đối với dân chủ của nhân dân ngày càng mở rộng, người dân Trung Quốc mong muốn có nhiều quyền tham gia về chính trị, như quyền được biết, quyền được bàn và quyền được giám sát, song lại vấp phải những ảnh hưởng của thiết chế quản lý truyền thống. Thiết chế và phương thức quản lý truyền thống rất dễ dẫn đến các mâu thuẫn giữa quần chúng và cán bộ. Như vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, tranh chấp đất đai, đền bù nhà đất ở thành phố mà người dân Trung Quốc phản ánh nhiều trong vài năm gần đây, có rất nhiều vụ việc nảy sinh là do chính quyền địa phương thiếu sự bàn bạc, trao đổi dân chủ với nhân dân, chưa coi trọng thích đáng quyền lợi cơ bản của nhân dân.

Yêu cầu dân chủ của nhân dân cao, nhưng tố chất dân chủ thấp

Thực tiễn ở Trung Quốc đã chứng minh rằng, không có sự tuần tự trong công cuộc xây dựng dân chủ ở cơ sở, sẽ không có sự phát triển hài hòa giữa chế độ dân chủ, quy trình dân chủ và tinh thần dân chủ.

Dân chủ là niềm mơ ước của tất cả mọi người, tuy nhiên muốn thực hiện được dân chủ đòi hỏi người hưởng những lợi ích từ dân chủ phải vận dụng dân chủ một cách tốt nhất. Trong thời kỳ mới, người dân Trung Quốc mong muốn được bày tỏ những nguyện vọng chính đáng của mình. Nhưng một vấn đề đang đặt ra là, tố chất dân chủ của người dân còn khá thấp, chưa quen với việc thực thi các quyền dân chủ theo một quy trình dân chủ.

Một số giải pháp trước mắt

Để tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy dân chủ ở cơ sở phát triển, Trung Quốc đã đề ra một số giải pháp sau:

Nhận thức rõ vai trò của dân chủ ở cơ sở, coi nó là điểm mấu chốt trong công cuộc phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã yêu cầu phải nắm bắt đầy đủ các quy luật và đặc điểm của công cuộc phát triển nền chính trị dân chủ ở cơ sở xã, tôn trọng tinh thần sáng tạo của nhân dân, chủ động đúc kết các kinh nghiệm hay, cách làm tốt mà quần chúng nhân dân sáng tạo trong quá trình thực tiễn.

Kiện toàn chế độ dân chủ ở cơ sở, mở rộng con đường dân chủ cho cơ sở. Dân chủ hóa và chế độ hóa luôn luôn song hành với nhau. Mặt khác dân chủ phải gắn liền với lợi ích. Lợi ích mở rộng đến đâu, dân chủ vươn xa đến đó. Các quyết sách chung liên quan đến lợi ích của quần chúng vươn xa đến đâu, dân chủ sẽ vươn xa đến đó.

Nâng cao năng lực quản lý và trình độ tham gia dân chủ. Trung Quốc đã trải qua hàng nghìn năm phong kiến, lịch sử phát triển của dân chủ quá ngắn, hơn nữa, các mâu thuẫn xã hội hiện nay đang nổi cộm. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc yêu cầu phải nâng cao năng lực quản lý dân chủ của người lãnh đạo trong công tác phát triển dân chủ ở cơ sở. Mặt khác, yêu cầu cán bộ cũng phải nâng cao trình độ tham gia dân chủ, tham gia một cách có trật tự... từ đó từng bước thúc đẩy sự phát triển của dân chủ ở cơ sở./.

(Theo Tạp chí Cộng sản)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất