Lộ trình này sẽ kết thúc vào ngày cuối tháng 8/2017. Từ ngày 11/2 tới,
sẽ áp dụng cho 13 tỉnh/thành phố, gồm: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Giai đoạn tiếp theo từ 15/4, áp dụng tại
23 địa phương: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang,
Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng.
Giai đoạn cuối cùng từ ngày 17/6, gồm:
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk
Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền
Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp.
Mã vùng của 4 tỉnh gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang được giữ nguyên.
Theo ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng
Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cơ quan quản lý đã có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng cho vấn đề này. Theo đó, Bộ đã chỉ đạo các doanh
nghiệp thử nghiệm các hệ thống kỹ thuật từ nội bộ tới liên mạng. Tới
thời điểm này, các thử nghiệm kỹ thuật đã hoàn tất, sẵn sàng cho việc
chuyển đổi mã vùng vào ngày 11/2 với 13 tỉnh, thành đầu tiên.
Ông Trần Mạnh Tuấn cũng cho biết, khi
hoàn thành, chuyển đổi mã vùng sẽ góp phần giảm thiểu sim rác, tin nhắn
rác vì theo thống kê từ các doanh nghiệp viễn thông, vấn nạn này thường
xảy ra ở thuê bao 11 số./.
Theo chinhphu.vn