Thứ Hai, 7/10/2024
Giáo dục
Thứ Ba, 14/4/2009 16:52'(GMT+7)

Tuyển sinh 2009: Cẩn thận điểm cao vẫn không đỗ bác sỹ!

Tăng chỉ tiêu tuyển sinh 2009 từ 5% - 10% cho khối ngành y, dược

Tăng chỉ tiêu tuyển sinh 2009 từ 5% - 10% cho khối ngành y, dược

Tuy nhiên, các TS muốn thi vào khối ngành này cần cân nhắc cẩn thận để lựa chọn trường thi phù hợp với bản thân, tránh tình trạng điểm trúng tuyển rất cao nhưng vẫn không đạt ước muốn trở thành bác sĩ, dược sĩ vì đã đăng ký những mã ngành quá "hot" trong khi những mã ngành đang cần nhân lực thì lại thiếu người học. Ngày 17/4 tới là hạn cuối cùng các TS tham dự kỳ thi ĐH, CĐ năm 2009 phải hoàn tất hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ các trường ĐH, CĐ nên các TS cần lưu ý.

“Cửa vào” rộng hơn

Vụ Khoa học & Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối ngành y - dược từ trung cấp đến cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH) năm 2009 của 14 trường trực thuộc Bộ Y tế tăng khoảng từ 5% - 10% so với năm trước với tổng số chỉ tiêu là 15.770. Tuy nhiên, chỉ tiêu tăng này tập trung chủ yếu ở hệ đào tạo chính quy bác sĩ đa khoa và dược sĩ đại học để đáp ứng nhu cầu cần nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao của ngành y tế.

Riêng với hệ đào tạo cử tuyển các ngành bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng tại một số trường ĐH cũng được tăng chỉ tiêu so với năm trước bởi quyết định số 1544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cuối năm 2007 giao các cơ sở đào tạo đến năm 2018 đào tạo theo chế độ cử tuyển khoảng 11.760 cán bộ y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên...

Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực y tế, góp phần tăng cường chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND các tỉnh, thành phố ủng hộ và chỉ đạo các cơ sở đào tạo nhân lực y tế thực hiện việc không áp dụng đào tạo hệ vừa làm vừa học với đối tượng tuyển sinh là người tốt nghiệp THPT và tương đương (vì sinh viên thuộc hệ đào tạo này sẽ không có điều kiện thực hành, thực tập thường xuyên tại các cơ sở y tế nên không đảm bảo chất lượng).

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm, ủng hộ để các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đóng trên địa bàn tổ chức đào tạo hệ chính quy tập trung cũng như hệ liên thông hình thức vừa làm vừa học bảo đảm chất lượng.

Cẩn thận điểm cao vẫn không thành bác sỹ!

Một số trường ĐH cho biết một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thông thường thí sinh khi đăng ký dự thi vào các trường khối y, dược thường chọn những mã ngành “hot”, ra trường có thu nhập cao như bác sĩ sản khoa, tim mạch... trong khi đó có một số mã ngành mà nhu cầu phát triển của ngành y và xã hội đang thực sự cần như bác sỹ nhi, bác sỹ y học dự phòng, y tế công cộng, tâm thần, pháp y, lao... và một số nhóm ngành thuộc các bộ môn cơ sở như: sinh hóa, bác sỹ kỹ thuật y học (vận hành máy Xquang, máy đo điện)... thì lại thiếu nhân lực do không có sinh viên theo học.

Nhưng một nghịch lý là điểm đầu vào của những ngành "hot" thường rất cao, đã có những TS đạt 22 - 23 điểm vẫn ngậm ngùi vì không đỗ nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 của một số ngành thuộc khối y dược, trong khi những mã ngành xã hội đang cần thì với điểm số trên cửa vào trường ĐH y, dược luôn rộng mở. Chính vì vậy, TS cần tránh tình trạng để điểm trúng tuyển rất cao nhưng vẫn không đạt ước muốn trở thành bác sĩ, dược sĩ vì đã đăng ký những mã ngành quá "hot" trong khi những mã ngành đang cần nhân lực thì lại thiếu người học.

Hiện, do cơ chế thị trường nên thí sinh dự thi vào chuyên khoa nhi đang ngày càng ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu bác sĩ nhi khoa trầm trọng. Không chỉ với chuyên ngành nhi mà một số nhóm ngành thuộc các bộ môn cơ sở như sinh lý, sinh hóa; các bác sĩ kĩ thuật y học vận hành thiết bị y tế hiện đại... tại các bệnh viện đang thiếu nghiêm trọng. Đặc biệt, hệ thống bác sĩ làm công tác phòng chống dịch bệnh và các nhóm bệnh xã hội ở các tuyến như: bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ y tế công cộng, bác sĩ tâm thần, bác sĩ pháp y, bác sĩ chuyên ngành lao... cũng đang rất thiếu. Trong khi đó số lượng thí sinh dự thi vào các mã ngành này thường rất hạn chế, vì vậy ở mùa tuyển sinh năm nay, khi đăng ký vào những mã ngành này, “cửa vào rộng hơn” cho các thí sinh.

Điểm chuẩn các trường y, dược luôn nằm ở tốp đầu

Nhìn lại những mùa tuyển sinh ĐH, CĐ trong vài năm trở lại đây thì thấy khối trường y, dược vẫn luôn là nhóm ngành có TS dự thi cao. Theo đó, điểm chuẩn của các trường khối ngành y, dược luôn nằm ở tốp đầu.

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007, khối trường y, dược có TS dự thi nhiều nhất với tỷ lệ gần 78%, cao hơn 7% so với mức trung bình của tổng số thí sinh dự thi vào các khối ngành khác. Riêng trường như ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh và ĐH Y Dược Cần Thơ, tỷ lệ thí sinh dự thi đạt trên 82% - một con số mà gần như không có trường ĐH nào đạt được trong kỳ tuyển sinh năm 2007. Tương tự, mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008, khối trường y, dược có TS dự thi cao với khoảng trên 71%, cao hơn so với mức trung bình của tổng số TS dự thi vào các khối ngành khác trong cả nước (69,2%). Trong đó, có một số trường như ĐH Điều dưỡng Nam Định, ĐH Y tế Công cộng, ĐH Y Dược Cần Thơ, Học viện Y Dược Cổ truyền... tỷ lệ TS dự thi đạt từ 73-77%.

Cũng vì thế điểm chuẩn vào một số ngành y, dược rất cao như: chuyên ngành bác sĩ đa khoa (ĐH Y Hà Nội) và dược sĩ đại học (Trường ĐH Y dược TP.HCM) trong mùa tuyển sinh 2007, đã ấn định mức điểm chuẩn 27,5 điểm; điểm chuẩn chuyên ngành bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng-hàm-mặt là 27 điểm, ngành thấp nhất khối trường y, dược cũng có điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 18,5-22 điểm.

Trường ĐH Dược cho biết, do đặc thù trường chỉ có một mã ngành và thi khối A nên thí sinh đăng ký dự thi vào trường phải là những em học thật giỏi vì điểm chuẩn của trường thường khoảng từ 24 - 27điểm, thậm chí mùa tuyển sinh năm 2006, điểm chuẩn vào trường còn lên đến 27,5 điểm.


(Theo VnMedia)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất