Thứ Bảy, 23/11/2024
Văn hóa
Thứ Ba, 14/8/2018 12:0'(GMT+7)

Về việc xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" năm 2018

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và tạo điều kiện để cho văn nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. Việc tôn vinh và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với những văn nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học, nghệ thuật được tổ chức bằng nhiều hình thức, trong đó có việc xét tặng các danh hiệu cao quý.

Thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới”, việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ, Nghệ nhân được ngành văn hóa thực hiện ngày càng bảo đảm chất lượng và đi vào nền nếp. Từ năm 2009 đến nay, Nhà nước đã trao tặng 381 giải thưởng Nhà nước và 35 giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật; xét tặngdanh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” cho 216 nghệ sĩ, danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” cho 1.072 nghệ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học, nghệ thuật; phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” cho 17 cá nhân và “Nghệ nhân ưu tú” cho 782 cá nhân thuộc 6 lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Từ năm 2014 đến nay, việc xét  tặng  các  danh  hiệu  nghệ  sĩ được thực hiện theo Nghị  định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29-9-2014 (Nghị định 89). So với những lần xét tặng danh  hiệu trước đây, Nghị định 89 đã quy định chi tiết về đối tượng, nguyên tắc,  thủ  tục,  thẩm quyền tổ chức xét tặng  cũng  như tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” (NSND), “Nghệ sĩ ưu tú” (NSƯT)…

Trong đó có quy định, việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT phải được thực hiện qua 3 cấp hội đồng, đó là: hội đồng cơ sở tại đơn vị nghệ thuật cơ sở do người đứng đầu đơn vị  thành  lập thuộc các bộ, tỉnh,  thành  phố trực thuộc Trung ương; hội đồng cấp Bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT-DL) và hội đồng cấp nhà nước. Hội đồng cấp trên chỉ tiếp nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình lên theo thủ tục quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Nghị định 89.


Năm 2018 là năm xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9. Trước đó, năm 2017, hội đồng cơ sở tại các địa phương, bộ, ngành đã hướng dẫn văn nghệ sĩ kê khai hồ sơ, đề nghị xét công nhận danh hiệu. Do lĩnh vực nghệ thuật gồm nhiều loại  hình nên Bộ VH-TT-DL đã thành lập 5 hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước (mỗi hội đồng có 15 thành viên) để xem xét hồ sơ do các hội đồng cơ sở gửi lên. Năm 2018, các hội đồng nhận được 484 hồ sơ, trong đó có 125 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 359 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT thuộc 5 lĩnh vực là: Phát thanh - Truyền hình, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa và Sân khấu. Trước khi họp các Hội đồng, không có đơn thư khiếu nại về những hồ sơ đề nghị trên.

Trong tháng 6-2018, các hội đồng đã họp và bỏ phiếu thông qua 77 NSND và 303 NSƯT.Kết quả trên được đăng tải tại Cổng thông tin điện tử của Bộ VH-TT- DL từ ngày 3 đến 17-7. Sau khi thông tin về kết quả xét của  hội đồng chuyên ngành được công bố, có nhiều ý kiến phản ánh dư luận của văn nghệ sĩ, của cơ quan chỉ đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ của các tỉnh, thành phố. Các ý kiến trên được đăng tải trên một số tờ báo,  trong văn bản mang tính chất kiến nghị của một số địa phương. Dư luận tập trung chủ yếu vào danh sách một số văn nghệ sĩ chưa được xét tặng thuộc lĩnh vực sân khấu như: Đề nghị hội đồng quan tâm xét tặng danh hiệu NSND cho một số trường hợp có những cống hiến xuất sắc, lâu dài và ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội; xác định lại thời gian hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ để tránh bị thiệt thòi; một số trường hợp do kê khai chưa đúng xin được bổ sung hồ sơ (thành tích khen thưởng)…

Với tinh thần cầu thị và quan tâm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ, Bộ trưởng Bộ VH-TT- DL đã quyết định cho hội đồng lĩnh vực sân khấu  được  họp  lại để xem xét những trường hợp chưa đủ số phiếu bầu (có 46 trường hợp). Tại cuộc họp, các thành viên hội đồng này đã xem xét kỹ lưỡng một số văn bản đề nghị của cơ quan quản lý văn hóa (Công văn của UBND tỉnh, ngành văn hóa, đoàn nghệ thuật… xác nhận quá  trình hoạt động, thành tích của một số nghệ sĩ) và thống nhất xem xét lại một số trường hợp. Kết quả, có thêm 7 NSND và 7 NSƯT được hội đồng bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ đạt 90%. Như vậy, đã có 394 nghệ sĩ (84  NSND và 310 NSƯT) được hội đồng chuyên   ngành   cấp   nhà nước thông qua, đề nghị Hội nhà nước xem xét đề ng tịch nước phong tặng d hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9 năm 2018.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên trao tặng danh hiệu cho NSND Tuệ Minh tại Nhà riêng của nghệ sỹ

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên trao tặng danh hiệu cho NSND Tuệ Minh tại Nhà riêng của nghệ sỹ (2016)


 

Việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ của hội đồng  chuyên   ngành cấp  nhà  nước vừa qua được tiến hành thận trọng, nghiêm túc. Tuy vậy, sau khi công bố kết quả, dư luận xã hội đã dành nhiều quan tâm đến  hoạt động này. Đã có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, thậm chí gay gắt trên tinh thần xây dựng, vì:

Một là, quá trình xét tặng danh hiệu được thực hiện theo quy định tại Nghị định 89/2014/ NĐ-CP (điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình các bước xét tặng…). Tuy vậy, Nghị định cũng chưa bao quát  hết  những  vấn  đề  cụ thể trong đời sống văn học, nghệ thuật cũng như đóng góp, cống hiến của từng văn nghệ sĩ để tôn vinh. Đối với lớp nghệ sĩ cao tuổi thành danh trước năm 1975 ít tham gia hội thi, hội diễn nên số huy chương vàng chưa đủ để xem xét theo quy định. Thời gian hoạt động nghệ thuật của một số văn nghệ sĩ ở hai miền cũng khác nhau.Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống (cải lương, tuồng, chèo) chọn lựa năng khiếu từ nhỏ nên quy định tính thời gian phải qua trường lớp đào tạo là chưa phù hợp mà nên tính từ khi diễn viên được nhận vào đoàn. Mặt khác, cũng không nên suy diễn việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ theo lối tư duy suy diễn mang tính chất “bắc cầu”…

Hai là, lĩnh vực sân khấu là lĩnh vực nghệ thuật hoạt động rộng. Cả nước hiện có  khoảng 130 đoàn nghệ thuật mang  tính chuyên nghiệp với 7 loại hình: chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, rối, xiếc và kịch dân ca. Ngoài ra, còn nhiều đoàn nghệ thuật với số đông diễn viên, nhạc công hoạt động theo phương thức xã hội hóa. Hiện nay, số hội viên đang sinh hoạt tại Hội Nghệ sĩ Sân khấu là hơn 2.500 người.Vì vậy, việc số nghệ sĩ thuộc lĩnh vực Sân khấu đề nghị xét tặng danh hiệu nhiều hơn các lĩnh vực khác cũng là điều dễ hiểu (chiếm 268/484 hồ sơ của 5 lĩnh vực). Số lượng nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm văn hóa, còn nhiều tỉnh miền núi khó khăn thì số lượng nghệ sĩ được vinh danh rất  ít.  Trong  khi đó,  các  đoàn  nghệ  thuật  của tỉnh, của lực lượng bộ đội biên thường xuyên tổ chức diễn phục vụ chiến nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.

Ba là, cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo ngành văn hóa ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm trong việc đề  nghị xác nhận, bổ sung hồ sơ kịp thời đối với văn nghệ sĩ trong việc xét ng danh hiệu. Tính tự trọng cao phần nào làm một số nghệ sĩ cảm thấy danh hiệu mà đúng ra họ đáng được nhận.

Sự vinh danh đối với văn nghệ sĩ là rất cần thiết nhưng không phải là tất cả.Những đóng góp âm thầm, bền bỉ và hết sức quý giá của họ luôn được nhân dân trân trọng, đánh giá cao. Một thực tế đáng mừng là, qua đây, xã hội, nhân dân và đồng nghiệp đã kịp thời động viên, chia sẻ với anh chị em văn nghệ sĩ, nhất là những khó khăn mà nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đã, đang trải qua. Một trong những trăn trở hiện nay của các nhà quản lý văn hóa là tìm cách giữ gìn sức hấp dẫn của sân khấu truyền thống đối với khán giả trẻ, vấn đề xây dựng, thực thi chế độ, chính sách nhằm thu hút tài năng trẻ trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, quan tâm chăm sóc đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ phải thiết thực, cụ thể hơn… Đây là những nội dung mà thời gian tới ngành văn hóa cần tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả./. 

 

Vũ Công Hội

Ban Tuyên giáo Trung ương

 

---------------------------

 

Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 8/2018

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất