Theo nhà nghiên cứu Thomas Gomart-Giám đốc trung tâm nghiên cứu về Nga thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Pháp (IFRI), việc tiếp tục xuất hiện căng thẳng giữa Grudia và Nga cũng là một tín hiệu gửi đến các nước khác tại khu vực Cápcadơ.
Một năm sau cuộc xung đột giữa Grudia và Nga, chúng ta có thể đúc kết được những gì?
Từ nhiều tháng nay, chúng ta đang đi trong một lối ngoại giao cụt. Cuối tháng 8/2008, một quá trình thương lượng đã được thực hiện dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu. Song quá trình này giậm chân tại chỗ: những người chủ chốt đã đặc biệt vấp phải các vấn đề về sự hiện diện trong lòng các thể chế.
Trong một năm, các bản báo cáo về lực lượng đã thay đổi. Vào tháng 9/2008, việc Nga khẳng định siêu cường tại khu vực là điều không phải nghi ngờ. Nhưng từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế tấn công nước Nga, cân bằng quyền lực đã thay đổi. Giọng điệu của Nga đã giảm mạnh trên trường quốc tế. Về phía Grudia, Tổng thống Mikheïl Saakachvili đã thành công trong việc duy trì quyền lực bởi nước ông đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng.
Chính Mỹ là nước có quan điểm tiến bộ nhất. Thái độ của ông Barack Obama tỏ ra thận trọng hơn nhiều và có tinh thần xây dựng hơn Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush. Ngược với người tiền nhiệm, ông Obama không đánh giá Nga là một thực thể không đáng kể trên trường quốc tế. Với cách đánh giá này, Washington đã thay đổi quan điểm so với thời điểm Grudia và Ucraina gia nhập NATO. Mỹ đánh giá rằng nếu sự gia nhập trên diễn ra quá nhanh, điều này có nguy cơ gây mất ổn định hơn cho khu vực.
Cuối cùng, thái độ của người châu Âu là ít thay đổi nhất, khi chính họ là những người liên quan trực tiếp nhất đến cuộc xung đột.
Liệu người ta có sợ một sự gia tăng thái độ thù nghịch?
Hiện giờ, chúng ta thực sự muốn nghe thấy âm thanh phát ra từ những chiếc gầy từ xa. Grudia tỏ rõ những dấu hiệu lo âu. Bắc Cápcadơ, nói cách khác là giữa các khu vực Ingouchia và Daguestan hiện có những rắc rối nghiêm trọng. Những người Nga, họ có cái nhìn đặc biệt về khu vực, gắn những rắc rối trên với căng thẳng nổi lên hiện nay tại Nam Cápcadơ, và đặc biệt là tại Grudia.
Mới đây, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại châu Âu và Liên Hợp Quốc đã phản đối việc họ phải dời bỏ vùng đất Ôxêtia, điều đang là một quan tâm hàng đầu của Tbilissi. Song song với đó, người Nga mong muốn tăng cường sự hiện diện tại Ápkhadia và Ốxêtia bằng các căn cứ quân sự. Tại Cápcadơ, các bên đang tránh gây ra một cuộc đổ máu. Và thực sự là từ vài tuần nay, các bên đang làm gia tăng căng thẳng trong phát ngôn.
Những được mất của một cuộc xung đột mới là gì?
Đó là một vấn đề mà người châu Âu cũng phải suy nghĩ. Phản ứng của họ sẽ như thế nào nếu một quan sát viên châu Âu bị quy kết trách nhiệm tại khu vực? Liên minh châu Âu không có học thuyết phản ứng trong cùng trường hợp. Về phía Grudia, Tổng thống Saakachvili muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá. Sự toàn vẹn lãnh thổ của Grudia có thể cho là vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề cuối cùng trong chính sách của ông. Về phần Nga, nước này đã quyết định nhắc lại với Tổng thống Grudia Saakachvili rằng quyền lực của ông ta chỉ có tác dụng với một đứa trẻ và rằng Mátxcơva có các phương tiện để ngăn chặn khi quyền lực làm ông ta hài lòng.
Bày tỏ về sự hiện diện tại Ôxêtia và Ápkhadia, Nga cũng muốn nhắc tới Ácmênia, Adécbaidan, thậm chí là Thổ Nhĩ Kỳ rằng Nga vẫn là cường quốc trong khu vực.
Theo báo LEMONDE.fr