Thứ Tư, 25/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 11/6/2014 21:5'(GMT+7)

Việt Nam-Ba Lan thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại

Toành cảnh Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Ba Lan

Toành cảnh Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Ba Lan

Sáng 11/6, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức "Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Ba Lan" ngày 11/6, tại Hà Nội. Đây là sự kiện nhân chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại Giao Ba Lan Katarzyna Kacpercryk cùng hơn 50 doanh nghiệp đến Việt Nam từ ngày 10-14/6/2014. Tới dự Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Katarzyna Kacpercryk, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Hồ Thị Kim Thoa.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Katarzyna Kacpercryk nhấn mạnh, các doanh nghiệp Ba Lan đến Việt Nam lần này không chỉ nhằm mở rộng quan hệ thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn tìm kiếm cơ hội để đầu tư vào thị trường Việt Nam với các hình thức đa dạng. Các doanh nghiệp Ba Lan có thế mạnh trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm đồng thời hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực như mỏ, cung cấp thiết bị khai thác mỏ, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, sản xuất và cung ứng thuốc và các thiết bị y tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Ba Lan còn có thế mạnh về công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Thứ trưởng Katarzyna Kacpercryk cũng khẳng định, Việt Nam là địa điểm đầu tư mà các doanh nghiệp Ba Lan đang hướng tới.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, quan hệ kinh tế Việt Nam-Ba Lan có truyền thống từ lâu và cộng đồng doanh nghiệp đang mong muốn thúc đẩy sự hợp tác trong thời gian tới; trên cơ sở phát huy thế mạnh của Việt Nam là các loại hàng nông, thủy sản và của Ba Lan là công nghệ bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, sản xuất thiết bị công nghiệp, kinh tế biển và đóng tàu. Tiềm năng của mỗi nước còn nhiều nhưng chưa được khai thác triệt để nên kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều chưa đạt mức như mong muốn. Con số này đạt bình quân trên dưới 500 triệu USD/năm. Việt Nam có thị trường rộng lớn, với 90 triệu người tiêu dùng và có sức mua ngày càng cải thiện đồng thời có môi trường kinh doanh ổn định; nhất là đang đẩy nhanh tốc độ nâng cấp hệ thống hạ tầng-sẽ là đối tác quan trọng, là cầu nối để DN Ba Lan tiến vào thị trường ASEAN.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiện đang tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), là đối tác và thành viên tích cực của ASEAN, APEC cũng như đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế lớn.

Hiện nay, Việt Nam cũng tập trung kêu gọi đầu tư đẩy mạnh vào chuyển đổi lực lượng lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, chế biến. Những lĩnh vực này, Ba Lan là nước có thế mạnh, Việt Nam mong muốn Ba Lan tập trung vào đầu tư các lĩnh vực chế biến nông sản và thực phẩm.


Tại diễn dàn, doanh nghiệp 2 nước đã trao đổi nhiều thông tin hữu ích và xúc tiến các cơ hội hợp tác. Các lĩnh vực mà hai bên quan tâm gồm tài chính, bảo hiểm, cảng biển, công nghệ thông tin, dược phẩm và thiết bị y tế, thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, công nghệ cao, điện-năng lượng, tái tạo năng lượng, công nghệ và thiết bị xử lý môi trường, vận tải đường sắt và đường bộ, khai khoáng, mỹ phẩm và tư vấn.

Cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan có khoảng 60.000 người và được chính quyền sở tại đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển. Đây thế mạnh và là cầu nối để đẩy nhanh trong phát triển kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Ba Lan là nền kinh tế lớn thứ 6 của châu Âu, với mức tăng trưởng GDP dự kiến vào khoảng 3% vào 2015. Dù vậy, quan hệ kinh tế Việt Nam – Ba Lan chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2011 kim ngạch hai chiều đạt 570 triệu USD, 2012 giảm xuống còn 490 triệu USD, 2013 mức giảm kỷ lục còn hơn 370 triệu USD./.

Vân Khánh

 

 


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất