(TG) - Đó là nhận định của GS. TS Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Các Vấn đề Xã hội, Ban Tuyên giáo TW tại buổi hội thảo công bố kết quả nghiên cứu đánh giá 9 năm triển khai NQ 47 - NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ) do Vụ Các Vấn đề Xã hội - Ban Tuyên giáo TW phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách Y tế của Bộ Y tế tổ chức diễn ra vào sáng ngày 21/5/2015, tại Hà Nội.
DS - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của từng quốc gia. Bởi vậy ngay từ năm 1993, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành NQ TW 4 về DS - KHHGĐ, Chính phủ đã cụ thể hoá bằng nhiều chương trình hành động quốc gia khác nhau để cải thiện mức sinh tự nhiên, từng bước khống chế việc tăng DS như: mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con . . . Tuy vậy vào năm 2013 sau khi pháp lệnh DS - KHHGĐ được ban hành tỷ lệ phát triển DS, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng mạnh trở lại do một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu sai về tinh thần của pháp lệnh. Ngày 22/3/2005, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết 47- NQ/TW. Sau 9 năm triển khai thực hiện NQ, chương trình DS -KHHGĐ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận song cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: tốc độ già hoá DS nhanh, áp lực lớn về an sinh xã hội cho người cao tuổi, di dân đô thị ngày càng tăng, mất can bằng giới tính bằng những bất cập về chất lượng DS.
Quá trình điều tra, nghiên cứu thực tế tại địa phương qua 5 câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá tình hình phát triển DS - KHHGĐ ở nước ta hiện nay như: sự phù hợp, tính khả thi và mức độ đạt được trong thực tế của các mục tiêu mà NQ số 47- NQ/TW đã đề cập như thế nào?; sự cam kết chính trị và phối hợp liên ngành trong quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện NQ được thể hiện ra sao trong thực tiễn tại các địa phương thời gian qua?; kết quả của quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được xác định trong NQ số 47- NQ/TW tại các địa phương như thế nào? Những hạn chế và bất cập nổi cộm hiện nay của công tác DS là những gì?; Tác động của quá trình tổ chức triển khai thực hiện NQ số 47- NQ/TW trong thời gian qua đối với công tác DS - KHHGĐ của các địa phương trong cả nước?; Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện NQ 47- NQ/TW trong thực tế là gì?; Cần làm gì và làm như thế nào để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình DS - KHHGĐ ở nước ta trong thời gian sắp tới?
Báo cáo về tổng quan đánh giá kết quả thực hiện NQ 47- NQ/TW nhằm đánh giá: phân tích sự phù hợp, tính khả thi và mức độ đạt được của các chỉ tiêu đã được xác định trong NQ số 47- NQ/TW; Tìm hiểu những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã đề cập trong NQ số 47- NQ/TW; phân tích các yếu tố ảnh hưởng, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đẩy mạnh chương trình DS - KHHGĐ ở nước ta trong thời gian tới.
Khảo sát đánh giá trong thời gian 4 tháng tại 3 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Quảng Trị và TP. Hồ Chí Minh. Tại mỗi tỉnh thành phố đoàn khảo sát lựa chọn 1 quận và 1 huyện. Tại mỗi quận huyện lựa chọn 1 xã, phường cụ thể phù hợp với tiêu chí được đặt ra như thuộc các vùng miền khác nhau có sự khác biệt về mức sinh khác biệt về mô hình tổ chức DS tuyến huyện và khác biệt về mức đầu tư nguồn lực của địa phương cho chương trình DS – KHHGĐ.
Thông qua bảng khảo sát của Viện Chiến lược – Chính sách Y tế thì Tổng tỷ suất sinh chia theo vùng kinh tế - xã hội (giai đoạn từ năm 1989 – 2013) có sự chênh lệch qua các số liệu thống kê như sau: Trung du và miền núi phía Bắc năm 1989 có tỷ lệ là 3,97 thì đến năm 2013 tỷ lệ là 2,18; Đồng bằng sông Cửu Long năm 1989 có tỷ lệ là 3,03 đến năm 2013 là 2,11; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung tỷ lệ 4,43 (1989) so với 2,37 (2013), tỷ lệ chênh lệch nhất là ở Tây Nguyên 5,98 (1989) so với 2,49 (2013). Chênh lệch giữa tổng tỷ xuất sinh ở thành thị và nông thôn theo báo cáo từ năm 1989 đến 2005 có sự khác biệt lớn: năm 1989 ở nông thôn là 4,3, thành thị là 2,3 chênh lệch 2,0; đến năm 2005 ở nông thôn là 2,28, thành thị là 1,73 chênh lệch 0,55.
Có thể thấy, NQ đưa ra mục tiêu giảm tỷ lệ sinh, hướng tới đạt mức sinh thay thế ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa thì phù hợp hơn. Từ đó đưa ra chủ chương ưu tiên đầu tư mở rộng độ bao phủ dịch vụ sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp với phong tục tập quán địa phương. Nghị quyết số 47 NQ/TW sẽ là cơ sở quan trọng để các cấp các ngành quan tâm tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách giảm sinh ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa.Ở mục tiêu thứ 2 về sự phù hợp và tính khả thi của các chỉ tiêu về DS - KHHGĐ nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, mục tiêu này là phù hợp với nhu cầu thực tế bởi lẽ: Pháp lệnh dân số VN năm 2003 xác định “Nâng cao chiến lược dân số là chính sách cơ bản của nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước”; chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đề cập đến mục tiêu “Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần…; Việt Nam đã triển khai một số mô hình nâng cao chất lượng dân số như: mô hình tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân từ năm 2003 v.v.
Hiện nay, sau khi thực hiện NQ số 47 NQ/TW trong gần 10 năm qua, dân số nước ta hiện đạt 90,6 triệu. Với số dân cư tăng thêm hàng năm như hiện nay, theo dự báo năm 2015 dân số Việt nam không quá 93 triệu, 2020 không quá 98 triệu.
Tuy vậy còn một số những thực tại bất cập diễn ra ở một số địa phương trong quá trình điều tra, nghiên cứu mà báo cáo của cuộc hội thảo chưa thực sự đầy đủ và toàn diện để nhìn nhận quá trình 10 năm phát triển về DS – KHHGĐ: Một số tỉnh chậm ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành (có 34/41 tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ ngay trong năm 2005, có tỉnh/thành ủy đã không ban hành văn bản chỉ đạo); Một số địa phương trong chỉ đạo còn có biểu hiện thiếu tập trung, thiếu quyết liệt. Một bộ phận cán bộ, đảng viên không gương mẫu. Một số nơi, lãnh đạo địa phương có tư tưởng chủ quan, ngại khó, né tránh, thiếu kiên quyết trong thực hiện các chính sách khuyến khích, xử lý vi phạm; mục tiêu & một số chỉ tiêu về dân số còn chưa phù hợp, chưa theo sát những biến đổi nhân khẩu học trong thực tế dẫn đến các giải pháp thực hiện chưa phù hợp; công tác kiểm tra, giám sát chưa hình hiện thường xuyên, hình thức GS chủ yếu vẫn là thông qua báo cáo, chưa chủ động bố trí nguồn lực cho hoạt động này; truyền thông, vận động, giáo dục về DS-KHHGĐ chưa đầy đủ, nội dung và hình thức truyền thông chưa thay đổi linh hoạt nên chưa phù hợp với những diễn biến về NKH của từng vùng, miền & từng nhóm đối tượng. Sản phẩm truyền thông chưa đáp ứng được nhu cầu đặc thù của các nhóm đối tượng đích; Mô hình tổ chức bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ thiếu ổn định. Các tỉnh/thành phố đang thực hiện nhiều mô hình tổ chức, gần đây một số địa phương đã thay đổi MHTC bộ máy làm công tác dân số dẫn đến tâm lý của cán bộ; Số lượng cán bộ hiện nay tuy có tăng nhưng rất đa dạng về chuyên môn đào tạo, nhiều tỉnh chưa thống nhất trong tuyển dụng nhất là với cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tuyến xã dẫn đến tình trạng nhiều người sẵn sàng chuyển đổi công việc khác; nguồn lực từ CTMT ngày càng thuyên giảm (năm 2013, kinh phí đầu tư so với năm 2012 đã giảm 123 tỷ đồng). Năm 2014 kinh phí tiếp tục cắt giảm khoảng 47%; ngân sách bổ sung từ các địa phương còn chưa vững chắc, thường gắn với các sự vụ, theo từng công việc cụ thể ...
Một số thách thức về DS Việt Nam trong thời gian tới: Một số tỉnh mức sinh hiện còn cao hơn so với mức sinh thay thế: 18/63 tỉnh/TP (2009 chỉ có 7 tỉnh) hiện đã đạt dưới mức sinh thay thế (TFR<2); 18 tỉnh đạt mức sinh thay thế (TFR=2,0) và có 9 tỉnh hiện mức sinh còn rất cao trong khi 1 vài tỉnh mức sinh đã thấp hơn đáng kể so với MSTT (TP.HCM: TFR = 1,5). Trung bình cả nước Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế trong 10 năm, chính sách dân số trong thời gian tới cần hướng tới duy trì ổn định mức sinh thay thế trong toàn quốc, giảm sự chênh lệch giữa các vùng miền; thách thức trong tận dụng cơ hội cơ cấu dân số vàng, chỉ xuất hiện một lần. Cơ cấu “dân số vàng” mang lại nhiều thuận lợi (nguồn lao động dồi dào sẽ tạo động lực phát triển Kinh tế - Xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững). Tuy nhiên với nước ta hiện nay tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ cao và tỷ trọng dân số đô thị còn thấp, lao động làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao vì thế người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, năng suất lao động thấp; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam bắt đầu tăng từ cuối thập kỷ 90, sau các nước khác ở Châu Á khoảng 20 năm nhưng tốc độ gia tăng lại rất nhanh, năm sau vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước; các chỉ số về tình trạng SK dân cư; tử vong trẻ em <1 tuổi & <5 tuổi tuy đã giảm mạnh nhưng tử vong sơ sinh còn cao; lồng ghép biến dân số vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, sự chuyển đổi nhân khẩu học đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới làm cho các yếu tố dân số về quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính vốn đã thường xuyên thay đổi lại càng thay đổi nhanh hơn. Việc lồng ghép biến dân số vào xây dựng kế hoạch như giáo dục, y tế, lao động việc làm, định hướng phát triển KT-XH hiện vẫn còn đang bỏ ngỏ và sẽ trở thành thách thức cho các nhà quản lý.
Từ những kết quả thu thập được, báo cáo chỉ rõ một số vấn đề thiết yếu đúc rút ra như sau: Về cơ bản những mục tiêu trong Nghị quyết 47/NQ-TW đã được xác định tương đối phù hợp với bối cảnh thực tiễn riêng mục tiêu số 1 (nhanh chóng đạt được mức sinh thay thế) tuy chưa sát thực, chưa cụ thể song vẫn có ý nghĩa đối với tiếp tục khẳng định sự cam kết chính trị mạnh mẽ, nhất quán của Đảng, nhà nước đối với mục tiêu giảm sinh để duy trì ổn định quy mô DS; Các cấp ủy Đảng, CQ, các địa phương đã tích cực triển khai nhanh chóng phát huy hiệu lực của NQ trong thực tiễn. Sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết, Ban Khoa Giáo trung ương và Ủy ban DSGĐTE, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai trong toàn quốc. Các tỉnh ủy/thành ủy cũng đã hưởng ứng, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện NQ; Cấp ủy đảng, chính quyền đã từng bước cụ thể hóa những nhiệm vụ của Nghị quyết thông qua việc ban hành các văn bản, tạo cơ sở chính trị và hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện; Hiện tại, Việt Nam về cơ bản đã thực hiện thành công các mục tiêu mà Nghị quyết 47/NQ-TW đã đề ra; hoạt động truyền thông giáo dục DS-KHHGĐ đã có những chuyển đổi tương đối đồng bộ, nhiều hình thức truyền thông đã được triển khai có hiệu quả, phù hợp với từng địa phương; nội dung các thông điệp cũng đã có sự chuyển biến linh hoạt theo sát tình hình thực tiễn; mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS- KHHGĐ đang được vận hành tương đối đa dạng tại các địa phương trong cả nước; nguồn ngân sách TW có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây, nguồn ngân sách bổ sung của địa phương cho chương trình tăng song chưa ổn định; Chất lượng cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ được cải thiện, một số mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai và nhân rộng trong 9 năm qua; công tác DS-KHHGĐ hiện đang phải đối mặt với nhiều bất cập & thách thức với nhiều vấn đề nan giải còn chưa được điều chỉnh kịp thời bằng các chính sách trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương; việc hoạch định chính sách về DSKHHGĐ còn chậm được đổi mới cả về phương thức xây dựng chính sách cũng như phạm vi tác động.
|
Quy mô dân số Việt Nam qua giai đoạn từ năm 2005 - 2014 (Ảnh: TA) |
Một số khuyến nghị tại buổi hội thảo được các chuyên gia về dân số đưa ra như: Chính sách dân số của Việt Nam cần phải chuyển hướng từ việc chỉ tập trung vào kiểm soát mức sinh nhằm giảm sinh, sang chính sách dân số toàn diện (dân số và phát triển), tập trung nguồn lực đáp ứng nhu cầu về SKSS, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, chuẩn bị đáp ứng các nhu cầu của một xã hội già hóa; tận dụng cơ hội của CCDS vàng với lực lượng lao động đông đảo để tạo ra tích lũy cho xã hội và cho người dân để chuẩn bị cho tuổi già của chính họ; KHHGĐ cần tiếp tục là trọng tâm trong chính sách dân số vì nhu cầu KHHGĐ trong xã hội ngày càng cao. Chương trình KHHGĐ cần hướng tới tạo môi trường thuận lợi, cung cấp thông tin và dịch vụ có chất lượng cho mọi người dân để họ chủ động tránh mang thai tự nguyện & có trách nhiệm. Tôn trọng tính tự nguyện trong thực hiện KHHGĐ và quyền lựa chọn biện pháp tránh thai của của người dân; Đa dạng hóa loại hình cung cấp dịch vụ, phương thức chi trả & nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản (SKSS) nhất là tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS/SKSS/KHHGĐ cần nhanh chóng được ổn định tại các tuyến và nên thống nhất một mô hình tổ chức trong phạm vi cả nước; tăng cường hơn nữa vai trò tham mưu của các cơ quan thường trực DS-KHHGĐ các cấp trong việc ban hành các chính sách sao cho khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn; bố trí ngân sách của địa phương, tăng cường xã hội hóa công tác DS/SKSS/KHHGĐ, huy động nguồn lực của cá nhân, gia đình, cộng đồng để tăng đầu tư cho chương trình DS/SKSS/KHHGĐ nhất là các vùng đông dân có mức sinh cao và các vùng khó khăn; Cần ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho nhóm xã hội yếu thế được tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản trong bối cảnh các cơ sở y tế đang chuyển đổi theo phương thức tự chủ toàn phần với giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ; tiếp tục tăng cường sự cam kết chính trị thông qua khẳng định vai trò của cấp ủy Đảng, cơ quan trong TK thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại địa phương để đưa công tác DS-KHHGĐ thành một nội dung quan trọng, thường xuyên trong chương trình hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền; đổi mới phương thức xây dựng các văn bản lãnh đọa, quản lý theo cách tiếp cận dựa trên bằng chứng để kịp thời bám sát & giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong thực tế; tiến hành khẩn trương việc tổng kết đánh giá 10 năm triển khai NQ số 47 trong phạm vi cả nước để tham mưu với Bộ Chính trị ban hành VB LĐ mới với những giải pháp mới phù hợp hơn với những thay đổi về NKH ở nước ta hiện nay…/.
Nhật Minh