Thứ Năm, 10/10/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 16/9/2010 21:45'(GMT+7)

Vĩnh Phúc: Tạo nền tảng vững chắc cho lao động nông thôn phát triển kinh tế

Thực hiện Nghị quyết số 47 giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ năm 2002, Hội liên hiệp Phụ nữ và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã ký kết Chương trình phối hợp liên tịch về việc Hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua 10 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết và chương trình phối hợp hoạt động giữa 2 ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh và đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.

Hàng năm, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội chủ động phối hợp với Sở NN & PTNT và các đơn vị trực thuộc, Phòng NN & PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị làm tốt công tác truyên truyền, vận động chị em phụ nữ tích cực tham gia hưởng ứng chương trình phối hợp. Các hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai. Nhiều mô hình mở mang ngành nghề tạo việc làm, tăng thu nhập được xây dựng ở cơ sở. Nhiều gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, những cách làm mới được giới thiệu, nhân rộng để cán bộ, hội viên và nông dân trong tỉnh tham quan, học tập và làm theo. Điển hình là các mô hình phụ nữ sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi giỏi góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong 10 năm qua, Hội Phụ nữ đã phối hợp với ngành Nông nghiệp & PTNT tỉnh tham gia xây dựng được trên 156 mô hình tại 76 cơ sở hội. Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng mô hình trình diễn gieo mạ khay tại huyện Yên Lạc và Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên;  gieo thẳng lúa bằng giàn kéo tay tại huyện Yên Lạc, thử nghiệm trồng lạc che phủ ni lon tại xã Hợp Thịnh (Tam Dương), Hội Hợp (Vĩnh Yên), xây dựng mô hình trình diễn lúa giống mới và giống lúa chất lượng cao tại huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương; xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha tại Yên Lạc, Vĩnh Tường; trồng ngô mật độ hợp lý giống ngô lai thế hệ mới B06; mô hình lúa năng suất cao. Khu vực miền núi, trung du có các mô hình trồng cam canh, nuôi lợn rừng, nuôi nhím, nuôi đà điểu, nuôi gà thả vườn và chế biến gà sạch (huyện Tam Dương). Mô hình trồng hoa, nuôi cá sấu ở noại ô thị xã Phúc Yên. Phối hợp củng cố làng nghề truyền thống mây tre đan ở xã Cao Phong, Văn Quán (huyện Lập Thạch) và tiếp tục xây dựng một số làng nghề mới tại Vĩnh Tường, Yên Lạc...

Sự tích cực tham gia áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của cán bộ, hội viên phụ nữ tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao gắn với xây dựng thương hiệu của sản phẩm như gạo Long Trì (thị trấn Hợp Hoà, Tam Dương); dưa chuột An Hoà (Tam Dương); Bí xanh, bí đỏ (Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch); Rau su su an toàn Tam Đảo, thanh long ruột đỏ Vân Trục (Lập Thạch),... Một số giống vật nuôi có hiệu quả cao đã được đưa vào sản xuất như lợn nái ngoại (hơn 3 nghìn con), bò đực Laisind (295 con), bò sữa (904 con), thâm canh cá rô phi đơn tính đạt năng suất 10-15 tấn/ha (50 ha),... Xây dựng mô hình HTX chuyên chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) với quy mô đàn trên 300 con,… Đã có nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi trong các lĩnh vực như: Mô hình thâm canh lúa đạt năng suất cao từ 60-70 tạ/ha ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, trồng bí đao cho thu nhập bình quân 60-90 triệu đồng/ha/năm tại huyện Lập Thạch; trồng rau ở Đại Đồng, Tân Tiến (Vĩnh Tường), Minh Tân, Tam Hồng (Yên Lạc) cho thu nhập 80-100 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có hộ đạt trên 200 triệu đồng/ha, góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân nói chung và của chị em phụ nữ nông thôn nói riêng; bước đầu tạo được thói quen sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và sản phẩm đặc trưng của từng địa phương; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, bền vững.

 Làng lên "phố", chuyện không xa lạ ở nhiều vùng quê Vĩnh Phúc

Hàng năm, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT và Phòng NN & PTNT, Trạm khuyến nông các huyện, thành, thị, tổ khuyến nông cơ sở đã tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn cho 20 – 30 ngàn lượt nông dân/năm, trong đó có 70% là lao động nữ nông thôn được tham dự. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân, đến nay, toàn tỉnh đã mở được 1.790 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức (cho trên 0,17 triệu lượt nông dân; mở 2.417 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho 77,53 nghìn lượt nông dân. Trong đó, Hội LHPN các cấp đã phối hợp mở 108 lớp cho 4.782 học viên là cán bộ, hội viên phụ nữ, con em và người thân của hội viên phụ nữ về tin học, nghiệp vụ khách sạn, chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật … Qua các lớp các lớp học, nhiều hộ gia đình đã tổ chức sản xuất bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, thu nhập tăng cao, góp phần cải thiện cuộc sống. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề & GTVL của Hội và các huyện, thành, thị, phối hợp với các trung tâm, các đơn vị trực thuộc của Sở Nông nghiệp & PTNT, các ngành để tổ chức các lớp tập huấn, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn…cho các đối tượng là lao động nữ nông thôn, lao động thuộc hộ dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Hội LHPN các cấp đã phối hợp mở 108 lớp cho 4.782 học viên là cán bộ, hội viên phụ nữ, con em và người thân của hội viên phụ nữ về tin học, nghiệp vụ khách sạn, chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật … Qua các lớp các lớp học, nhiều hộ gia đình đã tổ chức sản xuất bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, thu nhập tăng cao, góp phần cải thiện cuộc sống.

Chỉ riêng ba năm qua, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (DN&GTVL) Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc đã dạy nghề ngắn hạn cho 4.783 lao động nông thôn, lao động thuộc hộ dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị giai đoạn 2007-2010 và hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, tạo chiếc “cần câu” vững chắc để họ xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy nghề, Trung tâm đã hỗ trợ kinh phí cho 4.657 người thuộc đối tượng theo Nghị quyết 16 và Nghị quyết 34 của Hội đồng nhân dân tỉnh với tổng số tiền hơn 5,5 tỷ đồng.

Công tác tuyển sinh, mở lớp được thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, có sự phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương. Một số nơi có đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã tham gia Ban chỉ đạo lớp học.

Trong tổng số 4.783 học viên, có tới 90% là phụ nữ ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Các chị em được học nhiều nghề phù hợp với khả năng và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn như chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật, nấu ăn, tin học và nghiệp vụ khách sạn.

Hành trang kiến thức ấy đã được nhiều học viên vận dụng một cách thành công vào thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt, thực hành tốt các nghiệp vụ, từ đó phát triển kinh tế gia đình và tăng nguồn thu nhập.

Thông qua các lớp học nghề, nhiều hội viên mới đã được kết nạp vào tổ chức Hội LHPN tỉnh, tăng cường sự đoàn kết gắn bó giữa các chị em, góp phần củng cố tổ chức Hội và tham gia có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh.

Theo QĐND

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất