Chủ Nhật, 22/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 21/1/2009 15:13'(GMT+7)

VN sẽ đạt tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Sau khi xem xét các yếu tố như tích lũy vốn, tăng trưởng dân số, đổi mới và chuyển giao công nghệ của các nước, SEE khẳng định Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong nhóm các quốc gia sẽ đạt tăng trưởng cao nhất thế giới trong giai đoạn trên.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước này sẽ tăng bình quân 6-8%/năm. Ngoại trừ Trung Quốc, quốc gia sẽ đạt tăng trưởng 6%/năm, thấp hơn mức 8% trong thời kỳ 1985-2005 do tác động tiêu cực của yếu tố dân số, các nước còn lại trong nhóm này đều đạt mức tăng trưởng cao hơn so với 20 năm trước đó, trong đó Ấn Độ sẽ đạt tăng trưởng trung bình 7,5% (so với 6% của 20 năm trước đó), Philippines đạt 7% (trước đó là 4%), và Thổ Nhĩ Kỳ đạt gần 6% (trước đó là 4%).

SEE cho rằng châu Á và Mỹ Latinh sẽ là động lực của tăng trưởng toàn cầu. Châu Á sẽ đạt mức tăng bình quân 5,7%/năm (giảm so với 6,1% trước đó) và Mỹ Latinh là 4,7% (trước đó là 3,3%).

Trong khi đó, các nền kinh tế châu Âu và Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng thấp nhất do dân số giảm và đều là những nền kinh tế phát triển nên khó có thể đạt tăng trưởng cao. Hà Lan, Nhật Bản, Italy, Đức và Bỉ sẽ chỉ đạt mức tăng 1-2%, trong khi Pháp, Thụy Điển, Anh và Mỹ chỉ vượt 2% chút ít.

SEE nhận định vào năm 2025 Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới và Trung Quốc giữ vị trí thứ 2. Từ năm 2015, Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Hai nền kinh tế lớn của Mỹ Latinh là Brazil và Mexico cũng sẽ nằm trong danh sách các nền kinh tế lớn của thế giới.

Vào năm 2025 hai nền kinh tế này sẽ vượt qua các nền kinh tế hùng mạnh của châu Âu hiện nay như Pháp, Tây Ban Nha và Anh.

Tuy nhiên, nếu tính GDP bình quân đầu người, các nước phát triển hiện nay như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Pháp sẽ tiếp tục đạt chỉ số cao nhất thế giới vào năm 2025./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất