Thứ Năm, 3/10/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 14/4/2017 10:5'(GMT+7)

WB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP dự kiến tăng dần trong các năm 2017 - 2019, chủ yếu do sức cầu mạnh trong nước và các hoạt động chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.

Tăng trưởng GDP dự kiến tăng dần trong các năm 2017 - 2019, chủ yếu do sức cầu mạnh trong nước và các hoạt động chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.

 

Trong báo cáo cập nhật kinh tế châu Á - Thái Bình Dương công bố sáng nay, WB cho rằng, năm 2016, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ xuống 6,2%, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát vừa phải và tình hình kinh tế đối ngoại vững chắc.

Triển vọng trung hạn của Việt Nam được nhìn nhận theo hướng tích cực trong bối cảnh vẫn còn nhiều rủi ro trong và ngoài nước. Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm hỗ trợ cho mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất.

Tăng trưởng GDP dự kiến tăng dần trong các năm 2017 - 2019, chủ yếu do sức cầu mạnh trong nước và các hoạt động chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Áp lực lạm phát nhìn chung ở mức thấp do giá năng lượng và giá thương phẩm toàn cầu đang giảm. Về ngân sách, tình hình ngân sách sẽ được củng cố phần nào trong thời gian tới, bên cạnh đó quá trình thoái vốn sẽ tăng nhanh, nhưng sẽ được triển khai dần dần nhằm kiềm chế tăng nợ công.

Tuy nhiên, WB cảnh báo tâm lý bảo hộ và những rủi ro liên quan đến các biện pháp bảo hộ ở các nền kinh tế lớn cũng là những rủi ro lớn cho nền kinh tế đã rất mở của Việt Nam.

Nhìn từ trong nước, chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu có thể làm tăng nguy cơ dễ tổn thương về kinh tế vĩ mô và giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng.

Nhìn từ bên ngoài, kinh tế thế giới biến động mạnh có thể tác động qua các kênh thương mại và đầu tư khiến cho triển vọng tăng trưởng của Việt Nam ảm đạm hơn. Xử lý khả năng dễ tổn thương với các cú sốc - về thiên tai, môi trường và khí hậu trong những năm gần đây - vẫn là một thách thức trong cải thiện phúc lợi hộ gia đình, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

  

 

2014

2015

Ước

2016

Dự báo 2017

Dự báo 2018

Dự báo 2019

Tăng trưởng GDP, theo giá so sánh trên thị trường

6,0

6,7

6,2

6,3

6,4

6,4

Tiêu dùng tư nhân

6,1

9,3

7,4

7,2

7,2

7,0

Tiêu dùng Chính phủ

7,0

7,0

8,8

5,0

6,7

8,6

Tổng tích lũy tài sản

9,3

9,4

9,3

8,7

8,2

7,8

Xuất khẩu, hàng hóa và dịch vụ

11,6

8,8

17,9

14,6

13,6

14,2

Nhập khẩu, hàng hóa và dịch vụ

12,8

14,3

19,2

15,3

14,0

14,4

Tăng trưởng GDP, theo giá so sánh của các yếu tố sản xuất

5,7

6,8

6,1

6,4

6,5

6,5

Nông nghiệp

3,4

2,4

1,4

1,7

2,0

2,0

Công nghiệp

6,4

9,6

7,6

8,3

8,5

8,6

Dịch vụ

6,2

6,3

6,9

6,5

6,3

6,2

Lạm phát (CPI, trung bình cả năm)

4,1

0,6

2,7

4,0

4,0

4,0

Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP)

5,0

0,5

3,0

1,2

0,8

0,5

Cân đối ngân sách (% GDP, gồm cả chi ngoài NS)

-6,3

-6,1

-6,5

-6,2

-5,9

-5,3

Nợ công (% GDP, tính theo GFS)

55,1

58,3

62,1

63,6

64,0

65,3

Cân đối ngân sách cơ bản (% GDP)

-4,6

-4,2

-4,4

-4,0

-3,8

-3,1

Mức nghèo (1,9$/ngày ngang giá sức mua)a,b,c

2,8

2,5

2,1

1,8

1,5

1,2

Mức nghèo (3,1$/ngày ngang giá sức mua)a,b,c

10,7

9,5

8,5

7,6

6,8

6,0

 X.B Nguồn Nhân Dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất