Thứ Hai, 25/11/2024
Tuyên truyền
Thứ Ba, 23/8/2016 21:35'(GMT+7)

“Xã hội học sáng tạo – đổi mới tư duy - quốc gia khởi nghiệp”

PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo

Ngày 23/8, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Liên hiệp hội các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Xã hội học sáng tạo – đổi mới tư duy - quốc gia khởi nghiệp”.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS. TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, hội thảo hôm nay xuất phát từ nhu cầu hình thành, phát triển chuyên ngành xã hội học sáng tạo nhằm góp phần thúc đẩy “tinh thần sáng tạo, kiến tạo xã hội, khởi nghiệp quốc gia” ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là cách để góp phần hiện thực hóa nhu cầu của Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp quyết tâm xây dựng Quốc gia khởi nghiệp giai đoạn 2016-2045.  Theo dự kiến, Việt Nam sẽ có hàng trăm ngàn doanh nghiệp đăng ký phấn đấu trở thành công ty khởi nghiệp giai đoạn 2016-2045. Đặc biệt, một vấn đề được quan tâm hiện nay chính là cộng đồng các nhà khoa học có thể đóng góp được gì, đóng góp như thế nào trong việc xây dựng cơ sở lý luận và khoa học, cũng như cung cấp dịch vụ khoa học & công nghệ chất lượng cao cho các chương trình, Dự án quốc gia khởi nghiệp tầm nhìn 2045. Nhìn rộng ra thế giới và ở Việt Nam hiện nay, xu hướng các tổ chức khoa học - công nghệ cùng đồng thời thực hiện chức năng nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và chuyển giao đang được chứng minh là tất yếu và có tính hiệu quả cao.

Viện Xã hội học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là một trong những khoa xã hội đang đi đầu trong thực hiện mô hình: nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và chuyển giao. Hội thảo hôm nay chính là sự thành công của mối quan hệ hợp tác giữa Viện xã hội học với các nhà khoa học và doanh nhân; giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với chuyển giao, ứng dụng khoa học trong thực tiễn. Chính cách làm sáng tạo sẽ là một điểm sáng trong Học viện nhằm hiên thực hóa mục tiêu đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tạp, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận làm rõ hơn về các khái niệm “Sáng tạo”, “Tư duy sáng tạo”, từ đó đưa ra những dẫn chứng cụ thể chứng minh về việc có hay không “Xã hội học sáng tạo”; việc lãnh đạo quản lý từ góc độ xã hội học sáng tạo và tư duy sáng tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay…

Theo GS.TS Lê Ngọc Hùng, Viện Xã hội học, nói về lãnh đạo quản lý từ góc độ xã hội học sáng tạo,trên cơ sở đưa ra các dẫn chứng phân tích từ tâm lý học sáng tạo đến xã hội học sáng tạo để nói về sự sáng tạo của nhà lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Trong khi nhiều nhà lãnh đạo và quản lý học ở Việt Nam còn ít nói đến “Sáng tạo” thì các nhà tâm lý học và xã hội học trên thế giới đã đặt ra vấn đề nghiên cứu về “sáng tạo” trong lãnh đạo, quản lý và lãnh đạo, quản lý đổi mới, sáng tạo. Từ đó hành thành bộ môn xã hội học đổi mới, sáng tạo với đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ của đổi mới, dáng tạo với con người và xã hội.

Ở Việt Nam hiện đã phát triển chuyên ngành “Tâm lý học sáng tạo” được giảng dạy trong các chương trình đào tạo ngành tâm lý học tại trường đại học. Như vậy, hoàn toàn có thể và cần thiết phải phát triển chuyên ngành “Xã hội học sáng tạo”, “Xã hội học đổi mới, sáng tạo” để cung cấp cách tiếp cận xã hội, làm sáng tỏ các yếu tố xã hội và cơ chế xã hội của đổi mới, sáng tạo nhất là khi Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

GS.TS Tô Duy Hợp, Trung tâm khoa học Tư duy – Viện Khoa học và kỹ thuật Việt Nam nhận định, qua Tổng quan tài liệu xã hội học, có thể thấy rất ít hiển ngôn nhưng lại có nhiều hàm ý xã hội học về sáng tạo. Điều đó gợi mở ý tưởng xây dựng và phát triển một chuyên ngành xã hội học sáng tạo trong xã hội học đương đại. Tuy nhiên, theo GS. TS Tô Duy Hợp, cần phải hiểu rằng xã hội học về sáng tạo chỉ là một khuynh hướng chuyên ngành xã hội học, còn là xã hội học sáng tạo mới là một chuyên ngành xã hội học độc lập cần được xây dựng. Dự án xây dựng chuyên ngành xã hội học sáng tạo là hoàn toàn khả thi và khả dụng trong xã hội học đương đại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Bà Lương Quỳnh Hoa,Viện Xã hội học cũng đưa ra kiến nghị, cần nâng cao tư duy sáng tạo theo các nguyên tắc sau: (1), những giải pháp nâng cao hiệu quả sáng tạo gián tiếp có tác dụng nâng cao năng lực sáng tạo của chủ thể. (2), bốn bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo (chủ thể sáng tạo, vấn đề sáng tạo, môi trường sáng tạo, sản phẩm sáng tạo) là đối tượng tác động nhằm nâng cao  năng lực sáng tạo của con  người. (3), việc tác động theo hai hướng: xã hội, tập thể ảnh hưởng quy định đến cá nhân hoặc mỗi cá nhân tự rèn luyện. Do vậy, các giải pháp chung phải bao hàm hai hướng tác động trên. (4), hướng vào, tạo điều kiện, tăng tính hiệu quả của 3 yếu tố (luôn có sự liên hệ, quy định lẫn nhau) bao quát toàn bộ nội dung hoạt động sáng tạo gồm: sự hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề; động cơ thúc đẩy chủ thế tiến hành hoạt động sáng tạo; yếu tố vật chất và điều kiện vật chất của hoạt động sáng tạo.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất