Thứ Bảy, 14/12/2024
Lý Luận
Thứ Bảy, 9/5/2020 16:33'(GMT+7)

Xây dựng Đảng Mác ​- Lênin vững mạnh: Bài học từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do  Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tọa họp tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 1-1959. Ảnh: baotanglichsu.vn

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tọa họp tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 1-1959. Ảnh: baotanglichsu.vn

Từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta có thể nhận thấy những bài học lịch sử vô cùng quý giá trong công tác xây dựng Đảng Mác - Lênin. Đó là quá trình xây dựng Đảng thống nhất giữa các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đặt đúng vị trí của mỗi mặt ấy, đồng thời kết hợp chặt chẽ các mặt ấy với nhau, “tạo nên sức mạnh vô song về sự toàn thng của trí tuệ con người đối với máy móc”[1].

 XÂY DỰNG ĐẢNG MÁC - LÊ NIN VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đứng trước những nhu cầu lịch sử mới mà trong kho tàng lý luận Mác - Lênin, cũng như trong kho tàng kinh nghiệm cách mạng Việt Nam đều chưa có sẵn. Những kinh nghiệm trong phong trào khởi nghĩa và kháng chiến chống thực dân Pháp, chưa thể đủ đáp ứng yêu cầu đánh bại một cuộc chiến tranh có quy mô lớn, hiện đại và mức độ tàn bạo gấp hàng chục lần so với chiến tranh chống thực dân cũ Pháp mà chủ nghĩa đế quốc kiểu mới Mỹ muốn áp đặt vào miền Nam Việt Nam.

Làm thế nào để đánh thắng Mỹ? vừa là yêu cầu cấp thiết của cách mạng vừa là thử thách khốc liệt đối với Đảng và nhân dân ta. Nhu cầu lịch sử đòi hỏi Đảng ta phải rất công phu, phải đầu tư trí tuệ và thử nghiệm sáng tạo gấp bội lần. Xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản trong đường lối cách mạng Việt Nam, Đảng đã có những lựa chọn đúng đắn để giải “bài toán” hóc búa đó:

Thứ nhất, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, đề ra đường lối chính trị độc lập, tự chủ sáng tạo. Trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, chính xác các nguyên lý cơ bản vào hoàn cảnh cụ thể nước ta; xác định đúng đối tượng, tính chất và đặc điểm của cuộc các mạng. Từ đó, xây dựng lực lượng cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và phương pháp cách mạng phù hợp cho mỗi miền Nam - Bắc trong từng giai đoạn cụ thể. Nét nổi bật và xuyên suốt trong toàn bộ đường lối ấy là Đảng luôn luôn nắm vững hai ngọn cờ: Độc lập dân tộcchủ nghĩa xã hội, gắn liền hai mục tiêu phấn đấu: Vì độc lập dân tộc và vì chủ nghĩa xã hội để động viên rộng rãi mọi lực lượng của giai cấp và của dân tộc, kết hợp chặt chẽ sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo nên những dòng thác cách mạng “nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước”.

Thứ hai, tuyệt đối trung thành những lợi ích thiêng liêng của dân tộc, kết hợp đúng đắn với lợi ích của phong trào cách mạng thế giới. Trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt, Đảng càng tỏ rõ mục tiêu phấn đấu, phương hướng chiến lược để đạt mục tiêu đó: “Đảng đoàn kết lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến CNXH”[2]. Ngoài ra, Đảng không có lợi ích nào khác. Cũng: “Có nghĩa là Đảng đã trở thành người lãnh đạo thực tế của toàn xã hội, người đại biểu trung thành lợi ích thiêng liêng của dân tộc” [3].

Vi tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, nắm vững quy luật của chiến tranh nhân dân từ khởi nghĩa đến chiến tranh cách mạng, Đảng ta biết m đầu chiến tranh biết kết thúc chiến tranh đúng lúc. Từ đó, giải quyết thành công các vấn đề đường lối và phương pháp cách mạng, đánh bại hoàn toàn cả 5 loại chiến lược chiến tranh và hàng chục, hàng trăm cách đánh của Mỹ qua 5 đời Tổng thống kể từ năm 1954-1975. Trong một cuộc chiến tranh không có tiền lệ trong lịch sử như vậy, việc biết địch cũng như hiểu ta. Không thể chỉ căn cứ từ những kinh nghiệm có sẵn, mà phải trải qua thực trên chiến trường để nhận thức và đánh giá sâu sát, rõ ràng thế và lực của mỗi bên để tiếp cận ngày càng gn với quy luật của cuộc chiến tranh.

Có đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng mới có nội dung, phương hướng chính xác để đưa cách mạng đến thắng lợi. Nghị quyết 15-NQ/TW (1959) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam chính là sự tìm tòi, kiểm nghiệm để tìm ra đáp số đúng của bài toán được thể hiện ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi Đảng mới ra đời: Độc lập dân tộc là trên hết. Trong 5 thời kỳ của cuộc kháng chiến, mỗi thời kỳ là một lần chuyển hướng lớn về nhiệm vụ chính trị của Đảng. Mỗi lần như vậy, là một lần Đảng ta cọ sát với thực tiễn, đấu trí ngoan cường, khôn khéo và sáng tạo với một cuộc chiến tranh không phải chỉ là một cuộc chiến tranh có quy ước, sử dụng một vài loại chiến tranh và một số cách đánh sn có. Dựa trên  đường lối, phương hướng đúng, vừa đánh vừa họcvừa làm vừa học, vừa chiến đấu vừa xây dựng, đánh đến đâu, làm đến đấy và xây dựng đến đâu tổng kết kinh nghiệm đến đấy để nâng dần trình độ của Đảng lên ngang tầm đòi hỏi của của nhiệm vụ lịch sử.

Trải qua 21 năm anh dũng chiến đấu dưới khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phản ánh khát vọng của toàn thể dân tộc:"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ",nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ cùng với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mỹ đã bị đánh sập hoàn toàn. Niềm tin về “tính bất khả chiến bại” của đế quốc Mỹ đã bị lung lay. Lời tiên đoán của tịch Hồ Chí Minh đã trở thành hiện thực: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn... Tổ quốc ta nhất định thống nhất. Đồng bào Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà"[4]

XÂY DỰNG ĐẢNG MÁC - LÊNIN VỮNG MẠNH VỀ TƯ TƯỞNG

Dựa trên đường lối chính trị đúng đắn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc tăng cường xây dựng Đảng về  tư tưởng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng luôn coi công tác tư tưởng là nền tảng quan trọng, chi phối trong toàn bộ hoạt động của Đảng, như Hồ Chí minh đã từng chỉ ra: Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc” [5]. Người chỉ rõ: “Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới, thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất. Nếu trong Đảng và ngoài Đảng từ trên xuống dưới, từ trong đến ngoài đều tư tưởng thống nhất và hành động thống nhất thì nhiệm vụ tuy nặng nề, công việc tuy khó khăn phức tạp, ta cũng nhất định thắng lợi” [6].

Điều đó, phù hợp với những luận thuyết của Lênin: “Cách mạng phải bắt đầu từ công tác tư tưởng - văn hóa”, Lênin coi tư tưởng - văn hóa mặt trận, là vũ khí sắc bén của Đảng và: “Chỉ đảng nào được một nền tảng lý luận, tư tưởng tiên phong thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”[7]. Làm tốt công tác tư tưởng bao gồm giáo dục, nghiên cứu lý luận, tổng kết, phát triển, truyền bá lý luận vào quần chúng công nhân; bổ sung, hoàn thiện và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo sát với thực tiễn cách mạng là một phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện cầm quyền. Khi tư tưởng tích cực được mở rộng, nó sẽ là xu hướng chủ đạo, “đi trước, mở đường” tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc.

Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (từ tháng 6/1969 là đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) tham dự phiên khai mạc Hội nghị bốn bên về Hòa bình ở Việt Nam tại Pari ngày 25/1/1969. Ảnh: TTXVN

Thưc tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho thấy đây là thời kỳ sinh hoạt tư tưởng của Đảng có nội dung phong phú, sôi nổi và hiệu quả nhất. Theo lời hiệu triệu của Đảng và Bác Hồ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trở thành một ý chí thống nhất. Qua 5 lần diễn ra những thay đổi trong chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã có những chuyển hướng lớn kịp thời về phương hướng nhiệm vụ chính trị. Thông qua sinh hoạt tư tưởng, Đảng đã xây dựng vững chắc lập trường, quan điểm đối với cán bộ, đảng viên; giáo dục cán bộ, đảng viên, quân và dân thích nghi với nhiệm vụ mới, hoàn cảnh mới, trên cơ sở đường lối cách mạng của Đảng.

Công tác tư tưởng không chỉ tạo nên sự thống nhất hành động mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc, ngăn chặn kịp thời mọi khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa hữu và "tả" trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó cũng chính là thành công của Đảng trong công tác chính trị và xây dựng tổ chức, giúp cho Đảng thực hiện thắng lợi đường lối chính trị; đồng thời, rèn luyện cán bộ, đảng viên trở thành lực lượng tiên phong nhất, kiên định nhất về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, khả năng giải đáp những vấn đề hóc búa về đường lối, phương pháp và tổ chức cách mạng trong chiến tranh. Trong toàn bộ cuộc kháng chiến, truyền thống lịch sử "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức"[8] được phát huy ở tầm cao mới. Công tác tư tưởng đã động viên cao độ nghị lực và lòng dũng cảm, tài năng và trí sáng tạo của cán bộ, đảng viên và của nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến tháng lợi khác. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhờ đó đã huy động trùng trùng, điệp điệp lớp lớp thanh niên ra trận hòa cùng nhịp đập với chiến thắng của đoàn quân cách mạng: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Trải qua quá trình rèn luyện, chiến đấu và hy sinh gian khổ dưới nhiều hình thức khác nhau: Đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp, quân sự và chính trị, khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, cải tạo và xây dựng hoà bình... thấm nhuần công tác tư tưởng của Đảng, tinh thần đảng viên đi trước, làng nước đi sau”luôn được phát huy cao độ và trở thành hành động thiết thực. Đảng ta ngày càng xứng đáng là lực lượng lãnh đạo, bộ tham mưu chính trị, vừa là lực lượng chiến đấu, là đội quân xung kích dẫn đầu và là người tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng; xứng đáng là danh hiệu chiến sĩ tiên phong, đại biểu trung thành lời ích của giai cấp, của nhân dân và của dân tộc Việt Nam.

XÂY DỰNG ĐẢNG MÁC - LÊNIN VỮNG MẠNH VỀ TỔ CHỨC

Có thể nói, qua tôi luyện trong lò lửa cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta trở thành “một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu: “Đảng ta là con nòi của dân tộc”. Sự lãnh đạo kiên cường của Đảng, sự chấp nhận hy sinh vô điều kiện của hàng vạn đảng viên trung kiên để giữ vững tổ chức, cơ sở cách mạng đã tô thắm thêm ngọn cờ tiên phong của Đảng. Trong kháng chiến, từ hậu phương đến chiến trường, mọi đảng viên, tổ chức của Đảng đều nhận thấy rõ, mình đang ở đâu, mình đang và phải là gì? Được chăm lo và rèn luyện ở mức cao nhất, mọi tổ chức đảng và đảng viên đều tuân thủ mệnh lênh, đưa khả năng tổ chức lên ngang tầm với nhu cầu chính trị, đảm bảo thi hành trọn vẹn đường lối, chính sách của Đảng. Điều đó cũng thể hiện rõ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Trong cuộc đấu tranh để giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức”[9].

Trong 21 năm kháng chiến kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng liên tục được phát triển, mở rộng. Năm 1954, cả nước có chưa đầy 20 ngàn chi bộ, 10 ngàn đảng bộ cơ sở và 65 vạn đảng viên nhưng đến năm 1975 đã có 95.486 chi bộ, 34.545 đảng bộ cơ sở ở khắp các địa phương, các ngành cùng với hơn 1,55 triệu đảng viên (chiếm 3,13% dân số) tăng gấp hai lần số đảng viên năm 1966 (76 vạn người). Qua đấu tranh cách mạng ở cả hai miền, số đông đảng viên biểu lộ phẩm cht, đạo đức và tinh thần cách mạng cao cả. Hàng chục vạn đảng viên cùng với nhân dân hai miền Nam – Bắc sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh cần thiết[10] để xóa bỏ nỗi đau mất nước, xóa bỏ tai họa chia cắt, để có được quyền làm chủ toàn bộ đất nước của mình. Sau chiến tranh, họ đều là những người gương mẫu, luôn nêu cao tinh thần cách mạng, tận tuỵ phấn đấu trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới.

Ngày 20/12/1960, các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên thệ trong Lễ thành lập Mặt trận.

Có thể nói, đây là một thời kỳ chói sáng của Đảng ta về tổ chức. Trong đó, sự nhất trí cao về tư tưởng, tổ chức đảm bỏa cho thắng lợi của đường lối chính trị. Sự đảm bảo đó, được tăng cường bằng nguyên tắc của Đảng, bằng kỷ luật thống nhất trong trong toàn Đảng theo mệnh lệnh thời chiến. Trong Đảng, không có chia rẽ chính trị; không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống; chủ nghĩa cá nhân được hạn chế thấp nhất; tinh thần cộng sản và quốc tế vô sản được đề cao. Khối đoàn kết, thống nhất của Đảng được củng cố là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng, làm nên sức mạnh vũ bão của dân tộc. Trong chiến đấu gian khổ, toàn Đảng luôn luôn vững vàng, đoàn kết chặt chẽ chung quanh Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình thành phong cách lãnh đạo chiến tranh rất sáng tạo và cách mạng. Phương châm ba bám: du kích bám địchcán bộ bám dândân bám đất truyền thống của Đảng và cách mạng từ thời kỳ chống Pháp, được phát triển lên trình độ mới cao hơn và phổ biến hơn trong thời kỳ chống Mỹ. Có một thực tế, những đảng viên, những tổ chức không làm được theo phương châm đó thì sớm muộn cũng bị phong trào cách mạng đào thải. Cuộc vận động “nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh" được Bộ Chính trị ra Nghị quyết triển khai từ tháng 4-1970 nhằm thực hiên Di chúc của Chủ tịch Hồ CHí Minh, đã củng cố mạnh mẽ tổ chức của Đảng. Qua cuộc vận động đã đưa ra khỏi Đảng hàng vạn người không đủ tư cách đảng viên, góp phần làm cho hàng ngũ Đảng thêm trong sạch, vững mạnh và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao.

Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, mt biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sứ thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tinh thời đại sâu sắc[11].

Sự phát triển của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mi mẻ, phức tạp đòi hỏi công tác xây dựng Đảng Mác - Lênin phải được nâng lên ở tầm cao mới - tầm cao của lịch sử và thời đại. Dù vậy, những bài học từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) về xây dựng Đảng vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nóng hổi. Đấy là bài học quý báu về xây dựng Đảng Mác - Lênin chân chính ở Việt Nam. Có một Đảng tiên phong, thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, luôn đặt lợi ích của giai cấp, của nhân dân và của dân tộc lên trên hết, trước hết, thì không có lý do gì vị thế cầm quyền, năng lực và sức chiến đấu của Đảng bị suy giảm. Đảng ấy, vẫn sẽ là đại biểu trung thành, đội tiên phong dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi đến những thắng lợi mới, huy hoàng trong công cuộc đổi mới đất nước. Và chắc chắn, sẽ không một thế lực cường bạo nào có thể khuất phục được./.

 Phương Vinh

 


[1] Giáo sư Nâv Sihan - Đại học Goócneạ Mỹ. Trích theo: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1954-1975, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1995, tr. 731.  

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2004, t. 12, tr.37.

[3] Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới; Nxb. Sự thật, H,1960, tr.156. 

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia , H, 2011, t. 15, tr. 623.

[5][6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia , H, 2011, t. 8, tr. 280, 133

[7]  V.I.Lênin, Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mát xcơva, 1978, tr.32

[8] Theo: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1954-1975: "Quân thần đồng tâm, huynh đệ hòa mục, quốc gia tính lực, bỉ tự tựu cầm, thiên sử nhiên dã". Hai câu cuối tạm dịch là: địch tự chịu bị bt, đó là do trời xui nên vậy. Sđd, tr. 675.  

[9]  V.I.Lênin, Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tr.171,

[10] Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), theo thống kệ của Bộ Lao động, Thương và Xã hội tháng 10-1993, con số hy sinh và thiệt hại của nhân dân ta như sau: 1,1 triệu liệt sĩ; 600.000 thương, bệnh binh; 300.000 người mất tích; gần 2.000.000 dân bị địch giết hại; 2.000.000 người dân tàn tật; 2.000.000 người bị nhiễm hóa chất độc (khoảng 50.000 trẻ em dị dạng). Số người bị Mỹ và Việt Nam cộng hòa bắt và cầm tù, chưa tổng hợp đầy đủ. Nguồn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1954-1975: Sđd, tr.736. 

[11] Đảng Cộng sán Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2004, t. 37, tr.471.

.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất