(TG) - Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã đem lại những thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mức sống được nâng cao, tiềm lực, uy tín và vị thế đất nước được tăng cường. Nhiều giải pháp chính sách được ban hành góp phần gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, đồng thời phát huy tính năng động, khắc phục những bất cập cố hữu của cơ chế thị trường. Với ý nghĩa đó, phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thực sự là một ưu tiên trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
(TG) - Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Phương thức cầm quyền của Đảng là tổng thể hình thức, phương pháp mà Đảng sử dụng để thực hiện nội dung cầm quyền. Cốt lõi phương thức cầm quyền của Đảng là cách thức lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đổi mới phương thức cầm quyền là làm thay đổi hình thức, phương pháp cầm quyền cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn và giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng.
(TG) - Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, trong đó, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(1). Như vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là nguyên tắc căn bản để bảo đảm tính thượng tôn pháp luật, mọi lợi ích thực sự thuộc về nhân dân, là điều kiện then chốt để hiện thực hóa nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, GS,TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có buổi trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ 3).
(TG) - Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, phát huy những giá trị của quá khứ làm bài học cho hiện tại và tương lai, đặc biệt tưởng nhớ, tri ân và noi gương các thế hệ cha anh đi trước, lấy đó làm động lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, việc tưởng nhớ, tri ân công lao đóng góp của các bậc tiền bối và anh hùng cách mạng đã được Đảng và Nhà nước ta thực hiện thường xuyên, trở thành một trong những nét đẹp trong truyền thống của dân tộc.
(TG)-Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới là dấu mốc, là bước chuyển quan trọng.
(TG) - Nói về người thanh niên yêu nước Lý Tự Trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng chí Lý Tự Trọng đã nêu gương chân chính cách mạng cho chúng ta noi theo. Ngày nay, được Đảng giáo dục, có Đoàn dắt dìu, thanh niên chúng ta phải xung phong gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong lao động; phải thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên"”(1).
(TG)-Cách đây 75 năm, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo Dân vận. Tác phẩm Dân vận có nội dung rất ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo; phù hợp với trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, nhưng trong đó hàm chứa tầm vóc tư tưởng của một tác phẩm lớn, thể hiện tầm cao trí tuệ, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận.
Ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường luôn trở thành động lực mạnh mẽ trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng kể từ khi ra đời từ năm 1930 đến nay, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ luôn được Đảng ta đặt ra thường xuyên. Trải qua gần 40 năm đổi mới, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng ngày càng được nhận thức, bổ sung sâu sắc, đầy đủ hơn, phản ánh năng lực tư duy và tầm trí tuệ lãnh đạo đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc diễn ra ở New York (Mỹ) từ 22/9 đến 26/9/2024 vừa qua, Đoàn cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đã có bài phát biểu thu hút sự quan tâm đặc biệt tại phiên họp toàn thể và được nhiều báo chí và phương tiện truyền thông quốc tế phát đi toàn văn.
(TG) - Với gần 40 năm hình thành và phát triển, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta đã đạt được những thành tựu phát triển mang tính bước ngoặt, là thực tiễn không thể phủ nhận, đồng thời là minh chứng vững chắc bác bỏ mọi quan điểm sai trái, thù địch đối với đường lối đúng đắn của Đảng ta.
(TG) - Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên giáo ở cơ sở, trong những năm qua, công tác tuyên giáo cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã được cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm lãnh chỉ đạo; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ; đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Tháng 1-1946, nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ nguyện vọng Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Trải qua những khúc quanh lịch sử, ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Kể từ đó đến nay, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc; đặc biệt, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, hiệu quả.