Thứ Bảy, 23/11/2024
Nhịp cầu Công Thương
Thứ Bảy, 1/10/2022 10:55'(GMT+7)

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công chuyên nghiệp

Quảng Trị, địa phương có hệ thống khuyến công viên phát triển

Quảng Trị, địa phương có hệ thống khuyến công viên phát triển

Trong số cán bộ làm công tác khuyến công, số cán bộ thực tế được giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động khuyến công đến cơ sở là 516 người, chiếm khoảng 40% tổng số cán bộ, viên chức đang làm việc tại các đơn vị trên cả nước, với bình quân 8 người/đơn vị. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thì số lượng cán bộ tại các đơn vị còn thiếu, không đồng đều giữa các địa phương. Trong 63 tỉnh, thành phố: có 10/63 đơn vị có số cán bộ trên 30 người trở lên (Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hậu Giang, Lào Cai, Long An, Ninh Bình, Phú Thọ, Tp Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc); 17/63 đơn vị có số cán bộ từ 20-30 người; 31/63 đơn vị có số cán bộ từ 10-19 người; còn lại 05/63 đơn vị có số lao động dưới 10 người.

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 thuộc Cục CTĐP, làm nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các đề án KCQG trong khu vực phía Bắc với tổng số cán bộ hiện đang làm việc tại đơn vị là 24 người.

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 thuộc Cục CTĐP, làm nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các đề án KCQG trong khu vực phía Bắc với tổng số cán bộ hiện đang làm việc tại đơn vị là 24 người.

Về cộng tác viên khuyến công cả nước hiện có 133 huyện có hệ thống mạng lưới cộng tác viên cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố) và 189 xã có cộng tác viên cấp xã (xã, phường, thị trấn). Ở cấp huyện, chủ yếu là cán bộ Phòng Kinh tế/ Kinh tế hạ tầng làm kiêm nhiệm công tác khuyến công. Ở cấp xã, khuyến công viên phần lớn là cán bộ Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên được bố trí kiêm nhiệm.

Tiền thù lao, phụ cấp trả cho đội ngũ khuyến công viên cấp huyện, cấp xã được chi trả từ ngân sách địa phương. Việc triển khai mạng lưới cộng tác viên khuyến công nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý nhà nước về khuyến công, đồng thời là cánh tay nối dài của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương triển khai công tác khuyến công đến cấp huyện, cấp xã.

Một số địa phương có hệ thống khuyến công viên phát triển như: Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Trị, …. Việc triển khai mạng lưới cộng tác viên cấp huyện, cấp xã nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý nhà nước về khuyến công, đồng thời là cánh tay nối dài của Trung tâm khuyến công cấp tỉnh để triển khai công tác khuyến công đến cấp huyện, cấp xã.

Tuy nhiên, hoạt động khuyến công ở nhiều địa phương vẫn chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; lực lượng cán bộ làm công tác khuyến công còn thiếu; việc bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn khó khăn; mạng lưới cộng tác viên tại nhiều địa phương chưa được hình thành; kinh phí bố trí từ ngân sách các cấp cho hoạt động khuyến công còn hạn chế, chưa thu hút nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia đầu tư, phát triển sản xuất.

Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác khuyến công thời gian tới, đồng thời khắc phục hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025; đây là căn cứ quan trọng đối với công tác khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia đầu tư phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn.

Để đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn tới theo đúng tinh thần, nội dung, quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, Quyết định số 1881/QĐ-TTg, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ thị, nêu rõ nhiệm vụ của các đơn vị chức năng liên quan cấp Bộ và các địa phương trong xây dựng, thực hiện và triển khai các chính sách nhằm đẩy mạnh cũng như tận dụng tối đa hiệu quả chính sách khuyến công.

Hướng tới hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn. Đồng thời Chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công của địa phương phù hợp quy định của pháp luật liên quan; ban hành và chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021-2025 phù hợp với điều kiện của địa phương và bối cảnh tình hình mới.

Cùng với đó, Bộ Công Thương đã có Chỉ thị 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 về đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, UBND các tỉnh thành phố tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn.

Đặc biệt, tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức khuyến công trên địa bàn theo định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn với với yêu cầu nhiệm vụ của ngành Công Thương; tổ chức bộ máy theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, đầu tư nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm khuyến công theo hướng chuyên nghiệp; bố trí đủ biên chế; có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công; xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thăng Long

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất