Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 2/2 đến 10/2/2019), Sở Y tế Hà Nội sẽ huy động 26 bệnh viện công lập và một số bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn cùng tham gia vào công tác cấp cứu, vận chuyển cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện…
Sáng 31/1, 20 chuyến xe yêu thương đưa hơn 600 người bệnh về quê ăn Tết đã diễn ra tại Bệnh viện K.
Năm 2018, gần 66.000 cuộc gọi của người dân đến đường dây nóng của Bộ Y tế. Trong đó Bộ đã xử lý khiển trách, kỷ luật 182 trường hợp.
Từ đầu năm đến nay TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 1.989 trường hợp mắc sởi và số ca mắc sởi không ngừng tăng.
Có thực tế hiện nay là tỷ lệ người dân chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ rất thấp. Trong khi đó, đa số khi đã mắc bệnh mới tới khám, điều trị; đặc biệt có nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém chi phí.
Thời gian qua, ngành Y tế đã tập trung ưu tiên đặc biệt cho việc thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện với mục tiêu đặt ra là khắc phục dần tình trạng quá tải bệnh viện ở tuyến trên và nâng cao năng lực, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo chu kỳ diễn biến của dịch sởi, sau 4-5 năm dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn. Đặc biệt, trong năm 2018 vừa qua, số trường hợp mắc bệnh sởi đã gia tăng hơn năm 2017. Điều đó cho thấy bản chất dịch sởi bắt đầu tăng.
Những năm đầu đời, trẻ thường có những khoảng trống miễn dịch gây ra tình trạng không chống đỡ được với vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh như không khí hay sự thay đổi thời tiết…
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, năm 2018, số ca mắc sởi của cả nước tăng 13 lần so với 2017, trong đó có tới 51% số ca mắc là không tiêm vaccine phòng bệnh, 40% ca mắc là không tiêm đầy đủ mũi tiêm sởi.
Ngày 17-1, trước chiều hướng diễn biến phức tạp của dịch sởi với nhiều người mắc phải nhập viện điều trị, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đã khuyến cáo về việc phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết hiện nay đang là thời điểm mùa Đông Xuân, tại nhiều địa phương có sự gia tăng giao lưu, du lịch, tuy nhiên tỷ lệ tiêm vắcxin phòng bệnh lại chưa cao tại một số khu vực có mật độ dân cư đông đúc.
Theo cả thực tiễn lẫn lý thuyết, tiêm chủng không an toàn tuyệt đối. Nhưng không tiêm chủng nguy cơ mắc bệnh và tử vong lại cao hơn.
Các bác sĩ trẻ của Dự án 585 đã thực hiện tốt các kỹ thuật chuyên khoa. Có bác sĩ đã thực hiện 1000 ca mổ, phụ mổ trong 17 tháng ở ngay bệnh viện huyện.
Chiều 16/1, Bộ Y tế tổ chức khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I, khóa 15 thuộc Dự án Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.
Từ cuối tháng 12-2018 cho tới nay, tại nhiều tỉnh, thành đã thực hiện tiêm chủng vaccine ComBE Five cho trẻ em để thay thế vaccine “5 trong 1” Quinvaxem. Mặc dù, Bộ Y tế và các đơn vị chức năng khẳng định ComBE Five là loại vaccine an toàn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) song với việc nhiều trẻ nhỏ bị phản ứng, thậm chí tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm ComBe Five đang khiến cho cộng đồng lo lắng.