Thứ Ba, 15/10/2024
Thế giới
Thứ Năm, 12/5/2011 21:48'(GMT+7)

1/3 số lượng lương thực trên thế giới bị lãng phí hàng năm

Các nước giàu đang phung phí lương thực. (Ảnh: Suranaamit)

Các nước giàu đang phung phí lương thực. (Ảnh: Suranaamit)

Số lương thực bị lãng phí trên chiếm một nửa trong tổng sản lượng ngũ cốc được sản xuất trên thế giới (2,3 tỷ tấn giai đoạn 2009-2010), trong khi có gần 1 tỷ người trên thế giới đang phải chịu nạn đói.

Theo các chuyên gia của FAO, các nước công nghiệp và các nước đang phát triển lãng phí số lượng lương thực như nhau, theo thứ tự gồm 670 và 630 triệu tấn, vì những lý do khác nhau. Tại các nước đang phát triển, lượng lương thực bị mất rất lớn ‘‘trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, hậu thu hoạch và chế biến’’, đặc biệt do cơ sở hạ tầng thiếu thốn và công nghệ lạc hậu.

Mỗi cá nhân lãng phí 100 kg lương thực/năm: Tại các nước công nghiệp, lãng phí lương thực thường xuyên do các chủ hiệu kinh doanh và người tiêu dùng bỏ thực phẩm còn sử dụng được vào thùng rác. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, mỗi người tiêu dùng lãng phí từ 95-115 kg/năm. Các tác giả bản báo cáo của FAO nhấn mạnh việc thực phẩm bị mất hay lãng phí kéo theo sự thất thoát các nguồn tài nguyên, đặc biết là nước, đất, năng lượng, việc làm. FAO đã đưa ra một số giải pháp thiết thực như sau:

Tại các nước đang phát triển, FAO đề xuất ‘‘củng cố kênh cung cấp thực phẩm bằng cách đơn giản hóa mối liên hệ trực tiếp giữa người nông dân với đối tác thu mua lương thực’’. Lĩnh vực tư và công cũng phải đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, giao thông, chế biến và đóng gói. Đối với các nước công nghiệp, FAO chỉ trích các tiêu chuẩn chất lượng ‘‘thổi phồng tầm quan trọng của yếu tố bên ngoài’’, làm kéo theo một số lượng lớn thực phẩm bị thất thoát. Vì vậy, FAO kêu gọi người tiêu dùng ‘‘sẵn sàng mua các sản phẩm có bao bì không thể bao quát hết các tiêu chuẩn, song miễn là chúng chắc chắn và có chất lượng tốt’’ và duy trì thói quen này.

FAO cũng gợi ý nên bán trực tiếp nông sản cho đối tác thu mua, vì vậy không cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn của siêu thị. Các tổ chức thương mại và từ thiện nên sử dụng các thực phẩm bỏ đi, với điều kiện chúng vẫn còn trong sạch, mùi vị và có giá trị dinh dưỡng.

Theo FAO, người tiêu dùng cần thay đổi thói quen, ‘‘thường mua nhiều hơn nhu cầu thực’’. Các cửa hàng cần ngừng hình thức khuyến mãi ‘‘mua ba tính giá hai’’, ngừng ‘‘chế biến các món ăn chín có trọng lượng quá lớn hay các món ăn tùy chọn niêm yết giá sẵn kích thích khách hàng đơm các món ăn đầy đĩa’’. FAO kết luận: ‘‘Nên giải thích cho các khách hàng tại các nước giàu hiểu không nên bỏ đi các thức ăn còn sử dụng được’’. ‘‘Cần giáo dục tại trường học’’ và ‘‘các sáng kiến chính trị luôn là điểm khởi đầu hiệu quả’’./.

  • Thái Hà Theo báo Liberation.fr (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất