Năm 2000: Vụ tai nạn tàu ngầm nguyên tử Cuốc-xcơ hiện đại nhất của Nga ngày 12/8, làm thiệt mạng toàn bộ 118 thủy thủ và đến nay nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Năm 2001: Vụ tấn công khủng bố ở Washington và New York ngày 11/9 khiến hàng nghìn người chết và Mỹ sau đó đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới.
Năm 2002: Vụ đánh bom làm hơn 200 người chết trên đảo nghỉ mát Bali của Indonesia ...
... và vụ bắt giữ con tin tại Mátxcơva (Nga): Ngày 1/9, một nhóm khủng bố đã tấn công và phong tỏa suốt 3 ngày trường học ở Beslan, giết hại 330 người, trong đó có 286 trẻ em.
Năm 2004: Động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm (8,9 độ richter) ở dưới biển ngoài khơi Indonesia gây ra "vạt" sóng thần lớn và rộng làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á.
Năm 2005: Trận động đất mạnh 7,6 độ richter ngày 8/10 gần biên giới Pakistan làm hơn 30.000 người thiệt mạng.
Năm 2007: Bão Sydr kèm lốc xoáy đổ bộ vào Bangladesh ngày 15/11 với sức gió lên tới 250km/h, gây triều cường cao hơn 5m, cướp đi sinh mạng của trên 3.300 người, làm bị thương hơn 40.000 người khác.
Năm 2008 ghi dấu 3 thảm họa gây chấn động thế giới: Khủng bố đẫm máu tại thành phố Mumbai, Ấn Độ; động đất ở Trung Quốc và siêu bão ở Myanmar.
Siêu bão Nargis cấp 14-15 xảy ra ngày 2/5 ở Myanmar làm hơn 78.000 người chết và 50.000 người mất tích, tàn phá nặng nề nhiều vùng dân cư. Thiệt hại của thảm họa này lên tới hàng trăm tỷ USD.
Ngày 12/5, động đất 7,8 độ richter tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc làm hơn 69.000 người thiệt mạng, gần 18.000 người mất tích, 8 triệu người mất nhà cửa, ảnh hưởng cuộc sống của 45 triệu người khác.
Ngày 26/11, vụ khủng bố ở Ấn Độ làm gần 200 người thiệt mạng, 300 người bị thương. Vụ này do tổ chức khủng bố được cho là có căn cứ tại Pakistan gây ra, làm chấn động thế giới và làm căng thẳng mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan, đồng thời cho thấy mức độ khốc liệt của nạn khủng bố quốc tế./.
(Theo: Dân trí)