(TCTG)- Trong khi các cuộc thương lượng với các cường quốc sẽ nối lại vào ngày 01/10 tới, Téhéran đã có khá nhiều urani để sản xuất một quả bom. Những được mất trong nước và quốc tế, những giải pháp chính trị và quân sự: hồ sơ này chứa đựng rất nhiều điều nguy hiểm.
1. Chương trình hạt nhân sinh ra như thế nào?
Tham vọng hạt nhân Iran bắt đầu từ những năm 1960. Vào thời đó, vua Iran Mohammad Reza Pahlavi muốn trang bị cho đất nước mình các nhà máy điện hạt nhân; Pháp sẵn sàng giúp Iran. Nhưng năm 1979, giáo chủ Khomeini đã chấm dứt các thỏa thuận hợp tác được ký từ thời chế độ cũ: Nhà lãnh đạo cánh mạng tối cao coi giải pháp hạt nhân không thích hợp với giới luật. Sau 3 năm chiến tranh với Irak, các giáo chủ đã thay đổi quan điểm. Đối mặt với mối đe dọa từ chế độ láng giềng Saddam Hussein và các vũ khí hóa học, họ đã để ý tới Pakistan, nước Hồi giáo duy nhất có công nghệ làm giàu urani.
Các cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra năm 1984 và có kết quả 3 năm sau đó với một thỏa thuận hợp tác chính thức. Cha đẻ của bom hạt nhân Pakistan Abdul Qadeer Khan hứa cung cấp các linh kiện cần thiết để sản xuất các máy li tâm – máy làm giàu urani – thế hệ thứ nhất (P-1). Tại Natanz, người Iran xây dựng một khu liên hợp rộng lớn: trên bề mặt là một nhà máy có khả năng đón nhận 984 máy li tâm; ở dưới đất là nhà máy chính với 54.000 máy.
Các thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)-một tổ chức của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ giám sát việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình chỉ được đến thăm địa điểm này vào năm 2003. Người Iran cho rằng họ chỉ sản xuất urani vì mục đích dân sự… Song song với đó, Iran quan tâm đến một nhà máy khác để sản xuất plutonium. Nước Cộng hòa Hồi giáo đã xây dựng bí mật tại Arak một lò phản ứng nước nặng có khả năng sản xuất nhiên liệu cho mục đích quân sự.
2. Chương trình hạt nhân Iran đang ở giai đoạn nào?
Lò phản ứng hạt nhân Arak sẽ đi vào phục vụ từ năm 2010, về mặt lý thuyết điều này sẽ cho phép người Iran sở hữu một quả bom hạt nhân trong khoảng 3 năm tới. Nhưng chính chương trình làm giàu urani đã làm cộng đồng quốc tế lo ngại. Nhà máy ở Natanz hoạt động từ năm 2006. Theo báo cáo cuối cùng của IAEA, được công bố cách đây 3 tuần, 8.803 máy li tâm hoạt động tại đây và đã sản xuất khoảng 1.508 kg urani được làm giàu yếu, đủ để sản xuất một quả bom với điều kiện ‘‘tăng cường làm giàu hơn nữa’’ theo cách này. Các chuyên gia đánh giá một vài tuần đủ để thực hiện tốt hoạt động này.
Khu liên hợp Natanz có phải là địa điểm duy nhất sản xuất urani làm giàu tại Iran? Các máy li tâm tại Natanz là loại P-1. Vì vậy người Iran đã ký thỏa thuận thứ hai với Abdul Qadeer Khan liên quan việc cung cấp các máy li tâm hiệu quả hơn, máy loại P-2. 3 máy li tâm thế hệ thứ 2 đã được chuyển giao năm 1997.
3. Liệu có phải là một chương trình hạt nhân quân sự?
Việc làm giàu urani không vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT, được Téhéran thông qua năm 1970). Nhưng trong trường hợp Iran, rất nhiều dấu hiệu cho thấy những mối lo ngại: điều bí mật xung quanh các cơ sở Natanz và Arak, việc nhập khẩu các thiết bị nhạy cảm không tuyên bố, chương trình tên lửa đạn đạo và đánh chặn, đặc biệt là phát hiện vào năm 2003 bởi các thanh sát viên IAEA một tài liệu của Pakistan hướng dẫn cách chế tạo các kỹ thuật chỉ phục vụ cho việc sản xuất một quả bom…
Trong khi đó lại có nhận xét có thiện chí: Iran không có một cơ sở hạt nhân nào có thể sử dụng urani được làm giàu từ nhà máy Natanz. Người Iran chỉ có một lò phản ứng hạt nhân dân sự tại Buchehr do Nga giúp xây dựng và chỉ được cung cấp nhiên liệu hạt nhân bởi người Nga theo thỏa thuận ký năm 2005.
Tuy nhiên, urani được sản xuất tại Natanz chỉ được làm giàu yếu. Điều này biến Iran thành nước ‘‘ở ngưỡng cửa’’, chưa phải là một cường quốc hạt nhân. Và về chương trình hạt nhân Iran ‘‘một chương trình có vỏ bọc dân sự với chọn lựa thực sự cho quân sự vẫn chưa hoàn thành’’. Được sử dụng theo ngôn từ của Jean François-Poncet và Monique Cerisier-ben Guiga, các tác giả của bản báo cáo mới đây dành cho Ủy ban quốc phòng Thượng viện, định nghĩa này là đúng nhất.
4. Liệu có phải sợ một nước Iran sở hữu bom hạt nhân?
Những mưu mẹo do Téhéran sử dụng, thường xuyên bị bắt quả tang khi nhập lén lút công nghệ và dối trá đối với bản chất hay quy mô chương trình hạt nhân của nước mình, gây nên mối lo ngại có cơ sở. Mối lo ngại gây ra bởi những lời nguyền rủa của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Chỉ có những nhà lãnh đạo Iran hợp lý hơn là người phương Tây nghĩ biết đánh giá thấp tính tự sát mà một cuộc tấn công hạt nhân vào Israel hay vào mục tiêu khác xảy ra. Chỉ hơi một chút, họ đã chế ngự được tình hình.
Ngược lại, họ nhắm đến việc đưa Iran tham gia câu lạc bộ hạt nhân để thay đổi ván bài địa chính trị tại Trung Đông. Với điều này, nước Cộng hòa Hồi giáo được ghi vào lịch sử, sinh ra vào thời vua Cyrus le Grand (trước công nguyên) và ở thế kỷ thứ 20 dưới triều đại Pahlavi: việc đạt được quy chế một cường quốc trong khu vực được coi trọng. Không nghi ngờ gì nữa, trong con mắt các giáo chủ, sự trường tồn của một chế độ gây tranh cãi này phải được sở hữu hình thức răn đe trên.
Chỉ có sự trỗi dậy của một nước Iran hạt nhân mới mở được chiếc hộp Sen đầm phổ biến vũ khí hạt nhân. Làm thế nào để thuyết phục các nước dễ bị tổn thương theo dòng Hồi giáo Sunni như Ả-rập Xê-út hay Ai Cập từ bỏ chạy đua vũ trang hạt nhân khi phải đối mặt với một mối đe dọa như vậy?
5. Cộng đồng quốc tế hành động như thế nào?
Nhiệm vụ của các nước đối thoại với Iran trở nên phức tạp do sự chia cắt của chế độ Téhéran, được tạo nên từ một mớ hỗn độn các ủy ban và trải qua các mối rạn nứt chính trị vẫn còn sâu sắc từ việc tái cử chức tổng thống đầy tranh cãi ngày 12/6 của ông Mahmoud Ahmadinejad. Trước tiên, người phương Tây và Nga cố gắng khuyến khích Iran thực hiện một chương trình hạt nhân dân sự. Nhưng ngày 06/8/2005, Téhéran đã từ chối một đề xuất của EU nhằm giúp nước này xây dựng một chương trình ‘‘không phổ biến vũ khí hạt nhân và vì mục tiêu kinh tế’’.
Hơn bao giờ hết, Téhéran dường như cố gắng tận dụng thời gian.
Một năm sau đó, Téhéran đã nối lại chương trình làm giàu urani, IAEA thúc giục Hội đồng Bảo an LHQ. Tháng 12/2006, Hội đồng Bảo an đã thông qua một chuỗi các lệnh trừng phạt chống Iran, được tăng cường vào năm 2007. Thêm vào đó, Mỹ và EU đề ra nhiều giải pháp nhắm vào các ngân hàng chính của Iran.
Sự đắc cử tổng thống Mỹ của ông Barack Obama tháng 01/2009 đánh dấu một sự thay đổi giọng điệu từ phía Washington, nước này kêu gọi Téhéran nối lại đối thoại trước ngày 23/9 với Nhóm 6 nước hay ‘‘5+1’’ (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) được LHQ giao nhiệm vụ xử lý vấn đề hạt nhân; các cuộc thảo luận cuối cùng trong khung cảnh này được tăng cường vào tháng 7/2008.
Tuy nhiên, sự mềm dẻo của ông Obama vẫn chưa có kết quả. Téhéran luôn không đáp ứng các vấn đề liên quan mục đích quân sự của chương trình hạt nhân. Trong những đề xuất cuối cùng của Iran để nối lại thương lượng, bắt đầu từ ngày 09/9, không có đề xuất gì liên quan việc hoãn làm giàu urani mà LHQ yêu cầu. Hơn bao giờ hết, Téhéran dường như cố gắng tận dụng thời gian.
6. Nhóm 6 nước sẽ làm gì vào ngày mai?
Nhóm 6 nước do Mỹ đứng đầu đã quyết định vội vàng bằng lời nói của Iran ‘‘sẵn sàng thương lượng’’: những nhà đại diện các nước phải gặp nhau ngày 01/10 để thảo luận những đề xuất cuối cùng của Téhéran. Những đề xuất này còn mập mờ. Tại sao nối lại đối thoại về các vấn đề lại dễ thất bại như vậy? Các cường quốc chắc chắn hy vọng gây bất hòa trong số các giáo chủ đang nắm quyền với hy vọng cùng cố các quân bài thực dụng hơn.
Trong trường hợp thất bại, những trừng phạt mới, nghiêm khắc hơn, có thể được áp đặt. Một số người tại Washington muốn cấm Iran nhập khẩu xăng: đất nước sản xuất dầu thô lớn này không có khả năng lọc đủ dầu và phải nhập 40% lượng xăng.
Nhưng tất cả mọi người đều không đồng ý. Bởi vì những người phương Tây cũng bị chia rẽ hơn. Tổng thống Barack Obama, khi tình trạng ân sủng của ông đã chạm đáy, muốn bằng mọi giá tránh tỏ ra yếu kém trước Iran. Những nước khác, trong số những nước châu Âu, lo sợ với những hình phạt mới chống Téhéran sẽ đẩy nước này tấn công quân sự chống Israel. Và nhiều nước cũng đã chia sẻ: Thủ tướng Đức Angela Merkel sử dụng một bài diễn văn tấn công, nhưng giới công nghiệp nước bà nhấn mạnh rằng Berlin là đối tác thương mại hàng đầu của Téhéran.
7. Iran, một mình chống lại tất cả?
Trước tham vọng hạt nhân Iran, “các nước còn lại trên thế giới” không bao giờ đề cập với một giọng điệu duy nhất. Iran có ít đồng minh (Syrie, Bắc Triều Tiên hay Venezuela của Tổng thống Hugo Chavez).
Tại HĐBA LHQ, hai trong số năm thành viên thường trực ủng hộ Iran. Nga, nước ngừng cung cấp thiết bị cho nhà máy điện Buchehr, phải giải quyết những trở ngại này: sự giận dữ mà đối tác Iran gây ra cho Nga, mối lo ngại một nước Iran hạt nhân hóa tại phía Nam vùng Cápcadơ mất ổn định do đạo Hồi có vũ trang, thiện chí duy trì quan hệ chính trị và thương mại để cách ly châu Mỹ. Trung Quốc ngăn cản gia tăng trừng phạt Iran và biện minh ưu tiên các giải pháp ngoại giao. Téhéran là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 3 của Bắc Kinh, nước sợ một tiền lệ được sử dụng để chống lại Bắc Triều Tiên.
Trong thế giới đạo Hồi, người bù nhìn Téhéran nổi khùng trước những thủ lĩnh Ả-rập với một thiểu số người Hồi giáo dòng Chiit không chịu khuất phục (Bahreïn, Koweït), các chế độ người Hồi giáo dòng Sunni không vững do chủ nghĩa tích cực theo trào lưu chính thống và “những người thế tục” Irak, đất nước bị chịu ảnh hưởng. Sự lo sợ này lại càng rõ nét khi những lời khoa trương của Ahmadinejad thường xuyên trích lược từ các nguồn ảo tưởng quý giá từ giáo chủ Khomeini quá cố: xuất khẩu cách mạng.
8. Tại sao Tổng thống Pháp Sarkozy lại lên giọng?
Nhu cầu giành ảnh hưởng và một tầm vóc quốc tế không giải thích được tất cả. Trong mắt tổng thống Pháp, sự có mặt của một nước Iran có vũ khí hạt nhân hay có khả năng trang bị trong tương lai gần là một mối nguy hại thực sự cho hòa bình thế giới và gây áp lực lên Nhà nước Israel mà ông muốn là bạn trung thành.
Paris không nghi ngờ quy mô và công nghệ quân sự của Iran và có xu hướng nghi ngờ IAEA dễ dãi thái quá với Téhéran. Tham gia vào quá trình gia tăng các lệnh trừng phạt ở LHQ cũng như ở châu Âu, chắc chắn ông Sarkozy là nhà lãnh đạo phương Tây cục súc nhất trong việc lên án các cuộc trấn áp liên tiếp người dân Iran của chính phủ trong các cuộc bầu cử đầy nghi vấn hôm 12/6 vừa qua với chiến thắng thuộc về ông Mahmoud Ahmadinejad. Ông Sarkozy đã nhắc lại rằng dân tộc Iran “có công trạng hơn là những nhà lãnh đạo hiện nay của họ”.
Các nhà ngoại giao thân cận với hồ sơ hạt nhân Iran coi quan hệ Iran – Pháp là “tồi tệ”. Việc Iran bắt giữ và đưa ra xét xử trước một “tòa án cách mạng” nữ giáo viên Clotilde Reiss đã góp phần làm cho tình hình tối tăm hơn.
9. Liệu Israel có tấn công Iran?
Trong chuyến công du tới Berlin cuối tháng 8, Thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu đã đưa ra bản thảo gốc các kế hoạch Auschwitz: ông bình luận “chúng tôi không thể để kẻ xấu tổ chức giết hàng loạt người vô tội”. Thủ tướng Israel không bỏ lỡ dịp để nhắc lại rằng ông sẽ không độ lượng với mối đe dọa tiềm ẩn cho đất nước mình mà theo ông đó là việc chế độ Iran được trang bị bom hạt nhân. Đó là học thuyết phủ đầu, được sử dụng vào năm 1981 bởi người tiền nhiệm khi ra lệnh phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak của Irak và nhằm ngăn cản mọi kẻ thù của Israel có được vũ khí hạt nhân.
Bộ tham mưu quân đội Nhà nước Do Thái (Tshal) cũng như các cơ quan an ninh ngày nay còn bị chia rẽ về khả năng ném bom phòng ngừa vào các cơ sở hạt nhân Iran. Liệu có thực hiện dù cho có sự phản đối từ Mỹ? Với hiệu quả như thế nào? Và hậu quả nào cho khu vực? Cuộc thảo luận đang còn sôi nổi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
10. Ở Iran, ai được lợi từ cuộc khủng hoảng?
Về ngắn hạn, trong một thời gian bị vướng vào làn sóng phản đối có quy mô lớn nhất trong lịch sử, chế độ Iran có thể dựa vào “cánh tay thép” chống lại phương Tây để thiết lập một vẻ bề ngoài là một liên minh vì độc lập dân tộc. Không nghi ngờ gì nữa, Mahmoud Ahmadinejad phải cần tới gia tăng căng thẳng trên hồ sơ hạt nhân để Quốc hội trao thêm quyền cho các bộ trưởng trong chính phủ ông, bị nhiều nghị sỹ cho là “không có năng lực”. Hơn nữa, ông không bị áp lực như những người tiền nhiệm, bị tố cáo là “yếu kém” trong vấn đề hạt nhân.
Về dài hạn, chiến lược sử dụng thách thức kéo dài liên miên có nguy cơ gặp nhiều hạn chế. Cuộc tranh cãi về “quyền sử dụng năng lượng hạt nhân” sẽ không nuôi sống được con người. Hay phần lớn những người nghèo luôn trông chờ “tiền bán dầu thô”, được xem như đang vây quanh bàn ăn gia đình. Cho dù các nhà lãnh đạo nói gì, dân tộc Iran đã phải sống khổ cực vì các lệnh trừng phạt bị quy cho sự tàn nhẫn của kẻ thù, nhưng cũng do sự ngoan cố của chính quyền.
Theo báo LEXPRESS.fr (Bài dịch)