Thứ Hai, 30/9/2024
Sức khỏe
Thứ Ba, 8/6/2010 21:30'(GMT+7)

7 bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

1. Cháy nắng

Ngăn chặn cháy nắng bằng cách dùng kem chống nắng có chứa titanium dioxide và oxit kẽm. Những loại kem chống năng có chức năng bảo vệ da bạn khỏi hai tia UVA và UVB. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại kem chống nắng, bạn cũng cần xem rõ thành phần của chúng xem có chứa những chất gây dị ứng da bạn hoặc những chất gây phản ứng phụ với loại da của bạn không.

Ngoài kem chống nắng, để bảo vệ da khỏi cháy nắng, bạn cũng có thể dùng các biện pháp bảo hộ khác ví dụ như mũ, áo chống nắng phủ kín mít cả người, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào da bạn. Ở những khu vực thiếu bóng cây như bãi biển bạn cần cầm theo ô che nắng. Bạn chú ý tránh ánh nắng mặt trời tầm thời gian khoảng từ 10 giờ đến 14 giờ vì đây là thời gian nắng gắt và nguy hiểm nhất.

2. Ốm nóng

Ốm nóng là một trong những loại bệnh phổ biến hay gặp ở các vận động viên, trẻ em và những người lớn tuổi. Dấu hiệu của bệnh này là suy nhược cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, vã mồ hôi nhiều hơn bình thường và nhiệt độ cơ thể cũng cao hơn bình thường. Những dấu hiệu khi bệnh này nặng lên đó là rối loạn tâm lý, mê sảng, mất ý thức, co giật, da nóng, khô, nhiệt độ cơ thể tăng.

Để ngăn ngừa bệnh này, bạn luôn phải giữ ẩm cho cơ thể. Nếu bạn hoạt động với cường độ cao, ra nhiều mồ hôi thì bạn cần uống nhiều nước, thậm chí ngay cả khi bạn không cảm giác khát. Nói chung tránh bệnh này bạn nên làm việc trong bóng râm, tránh làm những việc nặng làm gây rối loạn nhịp tim.

Bạn cũng cần mặc những loại quần áo nhẹ để cơ thể dễ thở. Quần áo có màu sắc tối ít hấp thụ nhiệt hơn những quần áo sặc sỡ, lòe loẹt.

3. Ngộ độc thực phẩm

Mùa hè là mùa đi chơi, đi picnic, ăn uống ngoài trời… Để đảm bảo bữa ăn của bạn không bị bệnh bạn phải luôn theo một quy tắc đơn giản đó là bảo quản đồ ăn thật tốt. Bạn nên giữ mát những thực phẩm như sữa, trứng… tránh vi khuẩn xâm nhập. Thực phẩm khi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nguy hiểm và gây bệnh cho bạn. Điều đáng nói, vi khuẩn lại thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn cũng có thể ngửi hoặc nếm chúng.

Cách duy nhất bạn có thể ngăn ngừa bệnh ngộ độc thực phẩm là không nên ăn uống những loại thức ăn bừa bãi không rõ nguồn gốc, bảo quản thực phẩm và giữ vệ sinh thực phẩm thật tốt. Không ăn những loại thực phẩm để dưới ánh mặt trời hơn hai giờ đồng hồ.

4. Bọ ve và dịch bệnh lỵ

Bọ ve có thể gây bệnh lỵ. Đây là loại bệnh do vi khuẩn lây truyền khi con người bị bọ ve cắn. Để tránh bị bọ ve cắn, bạn nên tránh những khu vực rừng rậm, đất có cỏ cao và cỏ dại. Nếu bạn bắt buộc phải làm việc trong những môi trường khu vực như vậy, bạn cần mặc quần áo sáng màu để bảo vệ cơ thể (áo dài tay, quần dài, đi ủng, đội mũ…). Khi đi trong khu vực này, bạn nên di chuyển ở đường chính giữa, tránh tiếp xúc bọ ve và cỏ dại.

Nếu chẳng may bạn thấy có bọ ve trên cơ thể hãy lập tức lấy chúng ta. Bôi dầu hoặc xăng vào chỗ bị nó cắn. Hoặc bạn cũng có thể rửa vết cắn bằng xà phòng và nước sạch, sau đó khử trùng bằng dầu cây trà.

5. Độc lá cây

Khi bạn đi chơi ở những khu vực nhiều lá cây, bạn rất dễ có nguy cơ bị nhiễm độc từ lá cây. Nhiễm độc lá cây bạn có thể bị ngứa ngáy hoặc mẩn đỏ. Trong những trường hợp như vậy, bạn cần cởi bỏ quần áo, giặt sạch quần áo.

Để phòng nhiễm độc lá cây, khi hoạt động trong những vùng nhiều cây cối, bạn phải có những biện pháp tự vệ như mặc quần áo che kín cơ thể, bôi thuốc phòng chống, tránh xa những loại cây có hình thù lạ…

6. Ong đốt hoặc muỗi đốt

Khi bị ong đốt, bạn có thể lấy bùn ẩm đắp lên chỗ bị thương để giảm sưng và giảm ngứa. Còn bị muỗi đốt, bạn có thể chà vỏ chuối vào vùng da muỗi đốt.

Giảm sưng ngứa là tốt, nhưng tốt nhất bạn nên ngăn chặn muỗi và ong đốt. Bạn có thể dùng thuốc xịt muỗi, trừ muỗi hoặc dùng tinh dầu ngăn chặn muốn. Bạn cũng có thể để những củ xả quanh nhà chống muỗi. Bạn cũng có thể tự làm thuốc trừ sâu bọ bằng cách sử dụng rượu vodka và húng quế kết hợp các loại tinh dầu như sả và hoa oải hương.

7. Mất nước

Mất nước là một tình trạng xảy ra khi cơ thể mất dịch, chủ yếu là nước. Cơ thể chúng ta thường thoát nước qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Khi mất nước, bạn sẽ thấy nước tiểu có màu vàng sẫm, miệng khô ráo. Những người bị mất nước thường yếu ớt, chóng mặt, trống ngực đánh thùm thụp, uể oải, thấm chí ngất xỉu vì không có khả năng đổ mồ hôi.

Ngăn ngừa mất nước mặt cách uống nhiều nước tinh khiết. Nếu bạn làm việc trong thời tiết nắng nóng, vất vả, bạn có thể giảm mất nước bằng cách ngâm mình trong nước mát. Kể cả làm việc trong môi trường điều hòa mát mẻ, bạn cũng cần tiếp nước vì điều hòa thường làm cho cơ thể dễ bị khô. Khi đi đâu, bạn cũng nên mang theo nước và uống thường xuyên. Khi khát nước, bạn không nên uống rượu giải khát vì rượu càng làm cho bạn thêm háo nước./.

(Theo: HNM)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất