Thứ Bảy, 23/11/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Hai, 2/11/2020 10:9'(GMT+7)

93% cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp 18 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp 18 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Đại đa số nhân dân đánh giá cao kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, kể từ khi thành lâp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị đến nay. Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao, là dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Những kết quả này đã góp phần bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khôi phục, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, với chế độ.

75% số người được hỏi ghi nhận và đánh giá cao “Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta” và công tác “Kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật của Đảng đối với cán bộ, đảng viên có hành vi sai phạm, tham nhũng”. Đây là những việc làm đã đạt được kết quả nổi bật, đáng phấn khởi kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị đến nay.

Đa số ý kiến ghi nhận các hành vi tham nhũng đã giảm đi kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị như: hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà để vụ lợi, vòi tiền; can thiệp vào quá trình soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật để trục lợi; lợi dụng các hoạt động xã hội, từ thiện để trục lợi; tham ô tài sản…

Hành vi tham  nhũng cũng giảm đi trên hầu hết các ngành, các lĩnh vực như: Công tác cán bộ; khám chữa bệnh; cấp các loại giấy đăng ký sản xuất, kinh doanh; thi cử, tiếp nhận học sinh vào các trường phổ thông công lập, lĩnh vực thuế…

93% cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh sự ghi nhận những chuyển biến tích cực, nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, dư luận xã hội cũng cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng còn có những tồn tại, hạn chế. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho công tác phòng, chống tham nhũng còn chưa hiệu quả là do tâm lý sợ “đấu tranh sẽ gặp phiền phức”, tâm lý “dĩ hòa vi quý”, tâm lý “ngại”, không muốn dính líu với chính quyền, tâm lý không quan tâm, việc ai người đấy lo… Chính các yếu tố tâm lý này góp phần làm giảm hiệu quả việc phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong việc tố giác các hành vi tham nhũng.

Cuộc điều tra được Viện Dư luận xã hội thực hiện vào cuối tháng 8/2020. Mẫu điều tra được chọn hteo cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Đối tượng điều tra là cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Địa bàn triển khai điều tra thu thập thông tin gồm: Các cơ quan Trung ương, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Nông, Tây  Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cà Mau Cần Thơ.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất