(TCTG)- Chính sách thực dụng cộng với sự phát triển của các nước mới nổi và tính viển vông của một cuộc bầu cử, phải chăng các yếu tố này sẽ kéo UNESCO và một cơn bão giận dữ? Lần đầu tiên từ 10 năm nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) có trụ sở tại Paris phải bầu một vị Tổng giám đốc mới, thay ông Koïchiro Matsuura. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngày 17/9 và đang có dấu hiệu không lành mạnh.
UNESCO là một trong số các tổ chức quan trọng của LHQ. Bản Công ước thành lập UNESCO có hiệu lực năm 1946 quy định rằng “các cuộc chiến tranh bắt nguồn từ suy nghĩ của con người, chính trong suy nghĩ của con người cần phải đề cao việc bảo vệ hoà bình”. Chính vì vậy mà khả năng một bộ trưởng Ai Cập giành chiến thắng đã làm ngạc nhiên nhiều nhà quan sát bởi hình ảnh của ông gắn với những tuyên bố bài Do thái, mối nghi ngờ tham nhũng và không bao giờ thấy ông nói gì về hệ thống chính phủ chuyên quyền tại đất nước ông, nơi mà báo chí bị kiểm duyệt. Ứng cử viên này là ông Farouk Hosni, 71 tuổi, Bộ trưởng Văn hóa của Tổng thống Hosni Moubarak từ 22 năm qua. Nhà lãnh đạo cao tuổi người Ai Cập này dường như muốn biến chiến thắng của ông vào UNESCO thành vấn đề cá nhân, một cuộc trắc nghiệm cho vai trò và uy tín mà ông muốn dành cho đất nước ông, như chiếc cầu nhỏ nối thế giới phương Tây với các nước phương Nam hay Hồi giáo.
Vào thời điểm Tổng thống Obama đã tỏ thiện chí với thế giới Hồi giáo trong một bài diễn văn đọc tại Caire và mong muốn nối lại tiến trình hòa bình tại Cận Đông, cuộc bầu cử người đứng đầu UNESCO, tổ chức mà Mỹ đã gia nhập lại vào năm 2003 sau 20 năm tẩy chay, đã đánh dấu một bước mới. Các nhà ngoại giao chỉ rõ: Không công khai phản đối ông Farouk Hosni-để tránh đối đầu với nước đối tác Ai Cập, ngành ngoại giao Mỹ đang chỉnh đốn lại các bước đi để cố gắng loại bỏ ứng cử viên Farouk Hosni. Washington đặc biệt ủng hộ các ứng cử viên khác (có tổng số 9 ứng cử viên).
Quốc hội Mỹ, có những nghị sỹ ủng hộ Ixraen, sẽ gặp khó khăn trong việc thông qua ngân sách cho UNESCO nếu tổ chức này được lãnh đạo bởi một người dễ đưa ra các tuyên bố chống lại Ixraen và thậm chí bài Do thái. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách hoạt động của UNESCO.
Đối với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, cuộc bầu cử này diễn ra trong một bối cảnh tế nhị. Như một nhà ngoại giao cho biết, mỗi người ở Paris đều biết rằng ứng cử viên Farouk Hosni "ít triển vọng". Tuy nhiên, các cam kết đã được đưa ra. Ít nhất từ năm 2007, Tổng thống Hosni Moubarak đã lấy làm phấn khởi khi ứng cử viên giữ chức Bộ trưởng Văn hóa của ông được Phủ tổng thống Pháp ủng hộ.
Đó chính là tín hiệu Tổng thống Sarkozy đã đưa ra cho Tổng thống Moubarak trong cuộc gặp tại Điện Elysée vào mùa hè năm 2007, ngay sau khi ông Sarkozy đắc cử. Sau đó một lần nữa sự ủng hộ được khẳng định trong kỳ nghỉ hè với cô Carla Bruni tại Ai Cập tháng 12/2007 khi Tổng thống Moubarak đề nghị. Một nhà quan sát nhận xét: "ông Sarkozy không biết hồ sơ trên". Tổng thống Pháp đã đưa ra một lời hứa? Cùng với cố vấn đặc biệt Henri Guaino, ông Sarkozy soạn thảo kế hoạch Liên minh Địa Trung Hải, được đánh giá là một quân bài chính để gia tăng tầm ảnh hưởng của Pháp tại thế giới Arập đạo Hồi. Ông Sarkozy cũng đã đề xuất chức đồng chủ tịch Liên minh Địa Trung Hải với ông Moubarak.
Năm 2008, ngành ngoại giao Ixraen đã quyết định phản đối UNESCO, đặc biệt sau khi ông Farouk Hosni đã đạt được một bước tiến mới khi được công luận Ai Cập ủng hộ với tuyên bố trước Quốc hội trong khi trả lời câu hỏi của một đại biểu thuộc đảng Anh em Hồi giáo về việc đưa các cuốn sách về Ixraen vào trong thư viện Alexandrie: "Hãy đốt cháy các cuốn sách đó, nếu thấy các cuốn sách đó, chính tôi sẽ đốt cháy trước mặt các bạn!".
Ai Cập đã gia tăng cơ hội vào UNESCO khi cố gắng hết sức để giành được sự ủng hộ của Liên đoàn Arập, sau đó là Liên minh châu Phi. Nhưng các nước khác như Algérie, Tanzanie và Bénin đã tỏ ra dè dặt và có một số các ứng cử viên khác xuất hiện.
Tháng 12/2008, Tổng thống Sarkozy đã cử Thủ tướng François Fillon tới Ai Cập để giải thích cho Tổng thống Hosni Moubarak rằng ứng cử viên Farouk Hosni gặp bất lợi... Ông François Fillon đã chuyển thông điệp trên? Vào thời gian đó, ông Sarkozy dự kiến giới thiệu một ứng cử viên khác. Cái tên Jack Lang được nhắc đến, song để không làm mất lòng Hosni Moubarak, ý tưởng trên đã bị loại bỏ.
Chừng nào cuộc chiến tại Gaza vẫn tiếp diễn và điện Elysée vẫn hơn bao giờ hết cần tới ông Moubarak để cứu kế hoạch Liên minh Địa Trung Hải. Khi mà một diễn đàn của Bernard-Henri Lévy, Claude Lanzmann và Elie Wiesel được công bố tháng 5/2009 trên báo LeMonde thống kê những ý kiến bài Do Thái diễn ra từ năm 2001 liên quan ông Farouk Hosni và lên án cuộc bầu cử thời gian tới như là một "sự suy sụp rõ ràng" của UNESCO. Cố vấn của tổng thống Pháp, ông Henri Guaino đã tỏ ra giận giữ.
Ông Guaino đã ngay lập tức gợi ý người Ai Cập trả lời lại bằng diễn đàn của riêng họ, điều này sẽ tạo ra một sự ủng hộ của công chúng cho Bộ trường Văn hóa Ai Cập. Phải chăng ông Henri Guaino đã soạn thảo văn bản trên? Nhân viên cấp dưới của ông chỉ rõ ông "đã đọc trước khi công bố", nếu cần phải sửa chúng...
Tình tiết trên minh chứng các mưu đồ đang diễn ra. Quan điểm của Pháp đã không rõ ràng. Như ông Guaino đã nói: Liệu người ta có thể đón nhận một ứng cử viên "với lòng khoan dung". Theo ông, "mọi điều có thể có hại cho quan hệ Pháp-Ai Cập sẽ bị loại bỏ" và "không thể giải thích được với tư cách là nước chủ nhà". Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner đã nhấn mạnh liệu ông Farouk Hosni sẽ chứng tỏ một chiến thắng của Ai Cập? Ông Sarkozy không bao giờ bảy tỏ trước công chúng về chủ đề này.
Theo báo LEMONDE.fr (Bài dịch)