Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 3/12/2009 17:49'(GMT+7)

Ba vấn đề có thể phá hỏng Hội nghị Côpenhaghen về biến đổi khí hậu

- Các nước giàu phải chia sẻ gánh nặng với các nước tớn mới nổi về việc hạn chế bớt lượng khí thải của nhiên liệu hóa thạch - ''thủ phạm'' tàm cho trái đất ấm dần lền.

- Sớm nhất trí về số tiền tài trợ giúp các nước nghèo hơn xử lý khí đốt gây hiệu ứng nhà kính và những tác động của chúng.

- Cơ cấu của hiệp ước khí hậu mới sau năm 2012:

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Luân Đôn, Saleemul Huq, thành viên cấp cao tại Viện Môi trường Và phát triển quốc tế (llED), một cơ quan nghiên cứu ở Anh, đã không loại trừ khả năng các nước đang phát triển bỏ về trước khi kết thúc Hội nghị Côpenhaghen.

Tuần trước, triển vọng Hội nghị Côpenhaghen đã bất ngờ trở nên ''sáng sủa'' hơn do hai nước thải C02 nhiều nhất nhì thế giới , Trung Quốc và Mỹ - cuối cùng đã tuyên bố lập trường của họ đối với việc hạn chế lượng khí thải. Tuy nhiên, ngay sau đó tình hình đã trở nên xấu đi do các vấn đề khác nảy sinh.

Trong một cuộc họp kín giữa các quan chức cao cấp diễn ra tại Bắc Kinh, bốn nước lớn đang phát triển - Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nam Phi - cùng với Xuđăng đã nhắc lại yêu sách đòi các nước công nghiệp hóa ký kết thỏa thuận giảm mạnh lượng khí thải. Các nước này kêu gọi các nền kinh tế giàu có tài trợ để giúp các nền kinh tế nghèo hơn chuyển sang sử dụng công nghệ ít thải khí C02 đồng thời hỗ trợ các biện pháp phòng chống tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Và họ kiên quyết trung thành với Nghị định thư Kyoto - một hiệp ước cắt giảm khí thải có ràng buộc về pháp lý sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012. Theo hiệp ước này, các nước giàu sẽ giảm lượng khí thải khoảng 5%.

Trong hai năm qua, 192 thành viên của Hiệp định Khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã nhiều lần nhóm họp để lên khung cho thỏa thuận của Hội nghị Côpenhaghen sắp tới. Tuy nhiên, họ hầu như không đề cập đến vấn đề cốt lõi là nội dung cơ bản của thỏa thuận mới.

Mỹ phản đối Nghị định thư Kyoto, cho rằng những biện pháp giảm khí thải bắt buộc của hiệp ước là vô lý và quá khắt khe đối với nền kinh tế Mỹ, trong khi việc cắt giảm đó lại không được áp dụng đối vôi Trung Quốc và các nước lớn mới trỗi dậy khác vốn đang thải lượng lớn khí C02.

Oasinhtơn đang hối thúc kiểu cam kết mang tính tự nguyện hơn, trong đó các nước thải khí sẽ cho phép quốc tế giám sát cam kết của họ, song không phải chịu những hình phạt cứng nhắc kiểu Kyoto. Liên minh châu Âu (EU) cũng phát đi thông điệp rằng EU muốn có một hiệp ước mới toàn diện hơn, chứ không phải là một vòng càm kết thử 2 theo Kyoto.

EU gồm 27 thành viên cho rằng sẽ là vô lý nếu Mỹ chỉ đưa ra những cam kết tự nguyện, còn các nước EU lại phải đưa ra những cam kết mang tính ràng buộc. Chủ trương của EU sẽ là đưa các điều khoản then chốt trong Kyoto vào hiệp ước mới mà sẽ bao gồm cả Mỹ. Dù vậy, theo mô hình của Kyoto, các nước đang phát triển sẽ vẫn chỉ đưa ra những mục tiêu tự nguyện./.

(Nguồn TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất