Đại hội đảng bộ cấp cơ sở ở Bắc Giang thời gian qua
Thực
hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014, của Bộ Chính trị và Kế hoạch
số 72-KH/TU, ngày 4/8/2014, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về
đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng, các cấp ủy đảng Bắc Giang đã tập trung quán triệt và triển
khai tổ chức thực hiện.
Ban
Thường vụ các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc thành lập các Tổ
công tác chỉ đạo đại hội cấp cơ sở do đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp
ủy làm tổ trưởng. Các tổ công tác thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng
dẫn giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung của đại hội; chỉ đạo
xử lý dứt điểm những vấn đề phức tạp phát sinh, nhất là đơn thư khiếu
nại, tố cáo liên quan đến công tác nhân sự cấp ủy; chuẩn bị cơ sở vật
chất; thẩm định, duyệt báo cáo chính trị và nhân sự tham gia ban chấp
hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ mới. Công
tác tuyên truyền được các chi bộ, đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện cả
trước, trong và sau đại hội. Các địa phương, đơn vị đã phát động nhiều
phong trào thi đua lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây
dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tổ chức
treo cờ, khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích, tuyên truyền trên đài truyền thanh
cơ sở tạo không khí phấn khởi chào mừng đại hội. Việc phân công nhiệm
vụ, chuẩn bị hội trường, trang trí khánh tiết, loa đài, in tài liệu, phù
hiệu, văn nghệ chào mừng, công tác hậu cần... được chuẩn bị chu đáo,
trang trọng, nghiêm túc, góp phần vào sự thành công của đại hội. Các tổ
chức cơ sở đảng đã thực hiện đúng các bước trong quy trình nhân sự; dân
chủ thảo luận, thống nhất về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, trình ban
thường vụ cấp ủy cấp huyện phê duyệt.
Đến
hết ngày 28/5/2015, có 638/754 (bằng 84,6%) tổ chức cơ sở đảng trong
Đảng bộ tỉnh đã tổ chức đại hội, trong đó, có 4 đảng bộ (Lạng
Giang, Việt Yên, Công ty Phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc, Quân sự
tỉnh) hoàn thành xong đại hội cấp cơ sở. Các đảng bộ xã, phường,
thị trấn tổ chức đại hội trong 1,5 ngày; các chi bộ, đảng bộ cơ quan,
doanh nghiệp tổ chức đại hội trong 1 ngày. Việc bố trí thời gian đại hội
như trên là hợp lý, bảo đảm yêu cầu, phù hợp với đặc điểm, tình hình ở
mỗi cơ sở. Báo cáo chính trị trình tại đại hội của các chi bộ, đảng bộ
cơ sở có chất lượng, đánh giá sát, đúng những kết quả đạt được trong
nhiệm kỳ qua; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân; xác định
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ tới phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các báo cáo đã
thể hiện tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc, thẳng thắn, gắn
với kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Đại
hội diễn ra đúng trình tự, bảo đảm nội dung theo quy định. Đại biểu dự
đại hội thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn bị tham luận khá tốt,
tập trung theo định hướng thảo luận (mỗi đại hội có từ 4 đến 8 ý kiến
phát biểu). Danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị có số
dư 10%-15%, cơ bản đúng định hướng về cơ cấu, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ
trẻ và đổi mới 1/3 cấp ủy viên theo quy định. Công tác nhân sự được
chuẩn bị kỹ, dân chủ, đúng quy trình nên công tác bầu cử tại các đại hội
chi bộ, đảng bộ cơ sở diễn ra cơ bản thuận lợi, tập trung cao. Chất
lượng cấp ủy khóa mới được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn
và lý luận chính trị; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có chuyển biến rõ rệt.
Việc bầu cử ở các đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở ở các cơ quan, doanh
nghiệp đều thuận lợi, các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý đều trúng cử
với tỷ lệ khá cao.
Tuy
nhiên, qua thực tiễn tổ chức đại hội ở các tổ chức cơ sở đảng vẫn còn
một số hạn chế, đó là: Báo cáo chính trị một số đảng bộ còn dàn trải,
mục tiêu, nhiệm vụ chưa cụ thể, chưa đề ra giải pháp có tính đột phá.
Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy có nơi còn trùng lặp với nội dung báo cáo
chính trị, chưa xác định rõ trách nhiệm của tập thể với cá nhân các cấp
ủy viên về những hạn chế, yếu kém. Chất lượng thảo luận, đóng góp của
đại biểu tại đại hội còn hạn chế, nặng về xuôi chiều nhất trí, ít có ý
kiến phản biện, đề xuất nhiệm vụ mới hoặc giải pháp cụ thể để thực hiện
nghị quyết. Một số đơn vị chuẩn bị nhân sự cấp ủy khóa mới chưa kỹ, vẫn
còn một số cán bộ chủ chốt năng lực, trình độ hạn chế, uy tín trong đảng
bộ, nhân dân thấp nhưng vẫn được cấp ủy giới thiệu, do đó không trúng
cử vào cấp ủy hoặc trúng cử với số phiếu thấp; có nơi còn tình trạng cục
bộ nên ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Có 3 đơn vị đại hội bầu thiếu 3
cấp ủy viên.
Nguyên
nhân của tình trạng trên là do một số cấp ủy cấp trên chưa tập trung
cao cho chỉ đạo đại hội; một số nơi chưa nắm chắc tình hình tư tưởng của
đảng viên và quần chúng nhân dân; có nơi thường trực cấp ủy cấp huyện
không đi dự chỉ đạo đại hội ở các xã, phường, thị trấn mà chỉ phân công
thường vụ phụ trách xã đi dự chỉ đạo đại hội. Có nơi biết trước đại hội
sẽ khó khăn do cán bộ chủ chốt năng lực hạn chế, tín nhiệm thấp, tại chỗ
lại không có nguồn cán bộ có đủ trình độ, năng lực thực tế để thay thế;
cấp trên không điều động tăng cường cán bộ nơi khác đến.
Một số kinh nghiệm rút ra
Một là,
cấp ủy cấp trên cần tập trung cao để chỉ đạo đại hội, tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoàn thành đại hội ở các chi bộ, đảng bộ
chưa tổ chức đại hội. Tổ chức thẩm định, xét duyệt kỹ dự thảo văn kiện;
đặc biệt quan tâm công tác nhân sự cấp ủy bảo đảm chặt chẽ, dân chủ,
khách quan và đúng quy trình để việc bầu cử diễn ra thuận lợi và đạt yêu
cầu.
Hai là,
những nơi có khó khăn hoặc chưa thống nhất về nhân sự, nhất là cán bộ
chủ chốt cần mở rộng quy trình lấy phiếu tín nhiệm tới toàn thể cán bộ,
đảng viên trong đảng bộ, nhằm phát huy trí tuệ tập thể, sự đoàn kết,
đồng thuận trong việc xây dựng phương án nhân sự cấp ủy.
Ba là,
tổ công tác chỉ đạo đại hội của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện phải
thường xuyên đi cơ sở theo dõi nắm chắc tình hình tư tưởng cán bộ, đảng
viên, nhất là những đơn vị có khó khăn, để tham mưu giải quyết kịp thời
những khó khăn, vướng mắc trước khi đại hội.
Bốn là,
những nơi cán bộ chủ chốt tín nhiệm thấp hoặc mất uy tín, hoặc có vấn
đề, cần xem xét kỹ từng trường hợp, đồng thời thăm dò thêm các đồng chí
lão thành cách mạng, các đồng chí cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu trên địa bàn,
các đồng chí bí thư chi bộ trực thuộc đảng ủy về sự tín nhiệm của cán
bộ chủ chốt cơ sở ở địa phương để có phương án xử lý trước khi tổ chức
đại hội. Nếu có khó khăn về nguồn cán bộ tại chỗ để thay thế, cần điều
động tăng cường cán bộ nơi khác đến, không nên gượng ép cán bộ trình độ
năng lực hạn chế vào vị trí chủ chốt, nhất là bí thư đảng ủy, chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp xã, sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và nếu cán bộ đó
có trúng cử sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đảng bộ trong cả nhiệm
kỳ.
Năm
là, khi các đảng bộ cơ sở còn lại tổ chức đại hội, nhất là đảng bộ các
xã, phường, thị trấn phải có đại diện thường trực cấp ủy cấp huyện dự
phát biểu để quán triệt tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ
cấp ủy cấp huyện đối với đảng bộ và đối với đại hội./.
Nguyễn Đăng Liệu
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang