Chủ Nhật, 6/10/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 18/3/2011 14:36'(GMT+7)

Biết yếu để mạnh lên

Ngược lại, một số địa bàn không mấy tên tuổi, thậm chí khá nghèo và hẻo lánh lại trỗi dậy. Kết quả có phần không thuận này khiến không ít kẻ buồn, người vui. Song điều quan trọng là đằng sau sự thay ngôi, đổi vị này đã để lại nhiều suy ngẫm.

Với đội ngũ hơn 7.300 “giám khảo” chính thức - các DN dân doanh trong nước và hơn 1.000 giám khảo không chính thức - các DN FDI đã chấm khá chặt chẽ 63 “thí sinh” - các tỉnh, thành phố, thì cũng có thể nói “cuộc sát hạch” này tương đối khách quan và không phiến diện. Hơn thế, chỉ số PCI năm 2010 được xây dựng trên 9 lĩnh vực điều hành của chính quyền địa phương là cách nhìn nhận khá toàn diện và bài bản.

Trong đó có những tiêu chí cốt lõi bộc lộ năng lực, phẩm chất của chính quyền, bộ máy công chức địa phương như gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian và chi phí chính thức, tính năng động… Vậy nên kết quả PCI năm 2010 có thể nói là tin cậy được.

Song ngẫm kỹ về bảng xếp hạng này thì thấy nảy sinh một câu hỏi lớn: Vì sao nhiều tỉnh, thành phố có lợi thế lớn về hạ tầng, vị trí địa lý, công nghệ thông tin, thiết chế pháp lý chặt chẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản… mà vẫn bị tụt hạng, thậm chí tụt rất sâu? Ngược lại, không ít địa phương nhỏ, nghèo, nhiều bất lợi về địa lý, tự nhiên và hạ tầng vẫn được đánh giá cao?

Câu trả lời chỉ có thể là chất lượng (năng lực và phẩm chất) của bộ máy quản lý địa phương giữ vai trò quyết định. Điều này lý giải vì sao một tiêu chí rất quan trọng của chỉ số PCI là tính minh bạch liên tục bị sụt giảm. Hệ lụỵ là kéo theo sự gia tăng các chi phí không chính thức (thực chất là phí bôi trơn cho bộ máy) và nảy sinh sự nhũng nhiễu, tham nhũng. Nói cách khác, nguyên do lớn nhất làm cho môi trường cạnh tranh bị xuống hạng chính là nhân tố con người.

Thật mỉa mai có những địa phương đã từng được DN lẫn giới truyền thông truyền tai nhau rằng “thảm đỏ có gai” ám chỉ “cái gai” ở đây là những công chức vòi vĩnh, nhũng nhiễu dù địa phương này có chính sách mời gọi đầu tư rất thông thoáng. Về chuyện này, GS Edmund Malesky- ĐH California - San Diego (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu PCI - đã nói thay nỗi niềm của các DN: “Họ sẵn sàng từ bỏ ưu đãi cao hơn nếu các quy định về kinh doanh minh bạch hơn”!

Dĩ nhiên bị tụt hạng thì ai cũng buồn và cũng từng có những phản ứng tiêu cực. Vài năm trước, một số địa phương đã phản ứng gay gắt khi bị rớt đài, họ cho rằng chỉ số PCI không khách quan, rằng điều tra phiến diện, thiếu chính xác, thiên về cảm nhận chủ quan… Dĩ nhiên, bất cứ một cuộc điều tra xã hội học nào cũng không thể cho kết quả tuyệt đối. Song với hơn 8.000 DN được lấy ý kiến ở những tiêu chí rất cụ thể và cơ bản nói trên chắc chắn cũng không thể có sai số tuyệt đối!

Đà Nẵng mặc dù 3 năm liền soán ngôi vô địch trong bảng phong hạng này, nhưng lãnh đạo thành phố vẫn rất khiêm tốn khi luôn coi chỉ số PCI như một thước đo quan trọng để nhìn lại và hoàn thiện mình. Ấy vậy mà không ít địa phương bị tụt hạng và đứng hàng cuối bảng lại tỏ ra thờ ơ, vô cảm với sự góp ý mà chỉ số PCI đưa ra. Vẫn biết chiến thắng bản thân bao giờ cũng khó khăn nhất, nhưng chỉ có nhìn nhận nghiêm túc điểm yếu của chính mình thì mới vươn lên được. Biết yếu để mạnh lên - lẽ phải giản đơn, nhưng rất tiếc không phải địa phương nào cũng coi là chuyện nên làm./.
 
Theo Lao Động   

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất