Chủ Nhật, 6/10/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 18/3/2011 14:4'(GMT+7)

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam: Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2011

Tháp BIDV đường Trần Quang Khải. Ảnh .nét

Tháp BIDV đường Trần Quang Khải. Ảnh .nét

 Xác định vai trò là Ngân hàng thương mại chủ lực, hàng đầu Nhà nước, là công cụ hữu hiệu của Đảng, Chính phủ trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, Ngân hàng BIDV đã quán triệt, nhận thức đầy đủ, toàn diện, nghiêm túc và kiên quyết chỉ đạo triển khai cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ một cách sâu rộng, có hiệu quả từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trụ sở chính, đến các cán bộ chủ chốt cùng toàn thể CBCNVC, người lao động trong toàn hệ thống. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của BIDV được thông báo rộng rãi trên công luận, xác định tính tiên phong, đi đầu, chủ động của BIDV trong việc thực thi các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; Gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tính tuân thủ và chấp hành trong toàn hệ thống.

BIDV cũng đề ra các biện pháp triển khai trên các lĩnh vực công tác:

Đối với công tác huy động vốn: Tuân thủ chính sách điều hành, quy định lãi suất của ngân hàng Nhà nước. Bám sát diễn biến thị trường, cập nhật thông tin thị trường, điều hành công tác huy động vốn trên cơ sở cân đối cung - cầu vốn thực tế. Tập trung, kiên quyết tạo lập, củng cố, duy trì và giữ vững nền vốn nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng hợp lý. Nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường quan hệ với khách hàng, giữ ổn định nền vốn và phấn đấu tăng trưởng huy động vốn tăng 23% (số tuyệt đối huy động tăng thêm khoảng 61.500 tỷ đồng), trong đó, tăng trưởng huy động vốn VND là 25%, ngoại tệ là 8%.

Về điều hành chính sách tín dụng:

Ngay từ đầu năm, BIDV đã ban hành văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống, theo đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV năm 2011 không quá 19% (Doanh số cho vay phát sinh trong kỳ khoảng 540.000 tỷ đồng) và điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo nguyên tắc:

a) Chỉ tăng trưởng tín dụng khi huy động được nguồn vốn và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước với mức tăng trường toàn hệ thống năm 2011 dưới 19% so với năm 2010.

b) Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ huy động vốn; việc cấp tín dụng cho khách hàng phải nhằm phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

c) Tập trung ưu tiên vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án trọng điểm nhà nước, các dự án của các doanh nghiệp tạo lập cân đối vĩ mô với tỷ trọng từ 85%-87%/tổng dư nợ. Kiểm soát và giảm tối đa tăng trưởng tín dụng cho khu vực phi sản xuất (khống chế mức tăng trưởng cho vay bất động sản dưới 9%/tổng dư nợ (kể cả các công trình hạ tầng); tỷ trọng cho vay chứng khoán dưới 0,5% tổng dư nợ. Dành doanh số cho vay từ 50.000-55.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu (gấp 2 lần so với năm 2010, nâng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu chiếm 5%/tổng dư nợ) và doanh số cho vay khoảng 165.000 - 170.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (gấp 1,5 lần so với năm 2010), nâng tổng tỷ trọng cho DNNVV lên 20%/tổng dư nợ.

d) Kiểm soát chặt chẽ trong cho vay nhập khẩu, chỉ cho vay phục vụ nhập khẩu các nhóm mặt hàng thiết yếu, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; các mặt hàng đảm bảo cân đối nhu cầu của nền kinh tế với điều kiện khách hàng phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng tạo nguồn ngoại tệ; Kiên quyết không cho vay để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, các mặt hàng trong nước sản xuất được.

Về điều hành tỷ giá:

a) Tuân thủ, chấp hành về quy định tỷ giá và biên độ giao dịch trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Bám sát chỉ đạo, chính sách của Ngân hàng Nhà nước về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối để tổ chức triển khai kịp thời trên toàn hệ thống.

b) Chủ động tham gia tích cực trên thị trường, thể hiện vai trò Ngân hàng thương mại quốc doanh trong việc thực hiện bình ổn thị trường ngoại hối theo chính sách của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.

c) Kiểm soát cho vay ngoại tệ không vượt quá 20%/Tổng dư nợ trên nguyên tắc chỉ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và doanh nghiệp vay có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

d) Thực hiện cung ứng ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu theo đúng chính sách của Ngân hàng Nhà nước; Xây dựng cơ chế cung ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp phục vụ nhập khẩu các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất theo tiêu chí về mặt hàng, doanh nghiệp và việc sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

e) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích khách hàng xuất khẩu tăng cường bán ngoại tệ, hạn chế găm giữ ngoại tệ nhằm khơi thông nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế.

f) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước các biện pháp xây dựng và quản lý hiệu quả thị trường vàng, giảm tách động tiêu cực của thị trường vàng tới thị trường ngoại hối.

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh:

a) Đẩy mạnh công tác Cổ phần hóa trong năm 2011 để tăng vốn điều lệ tối thiểu từ 4.000 - 5.000 tỷ đồng, đưa vốn chủ sở hữu lên 29.000 - 30.000 tỷ đồng và vốn điều lệ lên 18.000 - 19.000 tỷ đồng.

b) Tiếp tục làm việc với các cơ quan Nhà nước để tổ chức phát hành 500triệu USD trái phiếu quốc tế của BIDV nhằm tăng vốn cấp 2 khi điều kiện thị trường cho phép.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng theo hướng tăng cường chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với thông lệ: tăng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

Tích cực tiết giảm đầu tư, triệt để tiết kiệm chi phí:

a) Rà soát, tính toán, định mức lại các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính; quản lý chặt chẽ các định mức chi phí, chi tiêu nội bộ gắn với công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện; Tiết giảm tối thiểu 15% các chi phí trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống trong năm 2011 (giá trị tuyệt đối tiết giảm khoảng 200 tỷ đồng).

b) Hạn chế tối đa việc tổ chức các Hội nghị, giao lưu, liên hoan gắn với quy định các chương trình, chế độ công tác đối với các đoàn công tác; nghiêm cấm các đơn vị tổ chức Hội nghị (CNVC, tổng kết, sơ kết, khách hàng, giao lưu…) cách xa địa bàn hoạt động; các chương trình Hội nghị của đơn vị thành viên phải đăng ký báo cáo xin ý kiến chấp thuận Ban lãnh đạo BIDV trước khi thực hiện;

c) Rà soát toàn bộ các danh mục các dự án mua sắm, trang bị và đầu tư công nghệ thông tin năm 2011 đã được phê duyệt, dự kiến tiết giảm khoảng 190 tỷ đồng

d) Rà soát lại một cách đồng bộ, toàn diện danh mục các dự án đầu tư mua sắm tài sản, XDCB năm 2011 đã được phê duyệt, dự kiến tiết giảm khoảng 61 tỷ đồng và thực hiện theo nguyên tắc:

ü Cắt giảm và tạm dừng các dự án mới đầu tư chưa thật sự cần thiết, cấp bách;

ü Tạm hoãn để chuyển giao thực hiện vào năm 2012 đối với các dự án chuyển tiếp, các dự án có khối lượng phát sinh của năm 2010 ít, nhỏ.

ü Rà soát các doanh mục dự án chuẩn bị đầu tư theo nguyên tắc ưu tiên vốn cho các dự án đảm bảo các thủ tục pháp lý; đối với các dự án kéo dài, có khối lượng và giá trị vốn lớn, chuyển tiếp sang kế hoạch 2012;

ü Tập trung rà soát để đánh giá khả năng thực hiện tiến độ đầu tư, XDCB theo hợp đồng và cam kết, kịp thời báo cáo, đề xuất tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc để đảm bảo đáp ứng tiến độ theo yêu cầu;

e) Điều chỉnh kế hoạch tăng định biên toàn hệ thống trong năm 2011 để cắt giảm từ 2-3% định biên năm 2011 đối với các mảng nghiệp vụ, chi nhánh chưa thật sự cần thiết.

Kiến quyết triệt khai triệt để các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn hệ thống, đảm bảo mục tiêu giảm tỷ trọng chi phí quản lý kinh doanh trên tổng chi phí toàn ngành xuống còn 42%.

Triển khai công tác an sinh - xã hội:

a) Thông qua kế hoạch an sinh xã hội của BIDV 3 năm, giai đoạn 2011-2013 với tổng giá trị 700 tỷ đồng (trong đó bao gồm giá trị chuyển tiếp) và kế hoạch công tác an sinh xã hội năm 2011 với tổng giá trị 186 tỷ đồng, theo nguyên tắc:

ü Tập trung nguồn lực thực hiện công tác ASXH theo đúng chương trình, mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ;

ü Hoàn thành các chương trình ASXH tại 7/62 huyện nghèo do BIDV đã cam kết tài trợ;

ü Xác định các địa phương, huyện cận nghèo để có hỗ trợ;

ü Chủ động đề xuất hỗ trợ cho chương trình nông thôn mới ở cấp xã, huyện theo tinh thần Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020’’ theo hình thức trực tiếp hoặc đổi cơ sở hạ tầng bằng quỹ đất.

b) Trên cơ sở hiệu quả, kết quả hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn từ dự án tài chính nông thôn của WB (tổng số người được hưởng thụ 500.000 người tại 63 tỉnh thành phố, tạo thêm 700 triệu công ăn việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn), tiếp tục mở rộng cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn theo chương trình của dự án tài chính nông thôn của WB với doanh số cho vay trong năm 2011 dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ từ dự án này trong năm 2011 lên 6.300 tỷ đồng và tổng số người được thụ hưởng lên 620.000 người và 1 triệu công ăn việc làm.

c) Thực hiện xây dựng chương trình, nội dung, yêu cầu và ngân sách dự phòng triển khai các chương trình cứu trợ, khắc phục bão lũ, thiên tai…

d) Chỉ đạo thực hiện đóng góp hàng cứu trợ hiện vật với định mức đóng góp của mỗi CBNV tối thiểu bằng 1,5 lần năm 2010.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát :

a) Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, giám sát đã được ban hành theo hướng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính tuân thủ và chấp hành của toàn hệ thống trên các mặt nghiệp vụ, trong đó chú trọng đến hoạt động tín dụng; xây dựng cơ bản; tài chính; kế toán nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tác nghiệp, gây thất thoát và lãng phí vốn của ngân hàng, khách hàng;

b) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chương trình mục tiêu, kiểm soát tại chỗ kết hợp giám sát từ xa để phòng chống và ngăn ngừa các sai phạm, vi phạm trước khi phát sinh;

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền:

a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo kiểm điểm đánh giá định kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP cho các cơ quan chức năng.

b) Tuyên truyền cho khách hàng BIDV cùng nắm chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ để cùng hiểu và cùng hợp tác triển khai thực hiện.

c) Phát huy vai trò ngân hàng thương mại nhà nước đi đầu trong việc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ, sẵn sàng hợp tác với các cơ quan thông tin báo chí trong việc cung cấp thông tin, xử lý tình huống diễn biến của thị trường.

d) Giám đốc các đơn vị thành viên BIDV trực tiếp báo cáo cấp uỷ, chính quyền địa phương, Lãnh đạo Ngân hàng nhà nước tỉnh về chương trình hành động BIDV triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Thu Hiền

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất