Thứ Tư, 6/11/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 27/10/2010 7:57'(GMT+7)

Bộ Giáo dục kêu gọi ủng hộ các học sinh ở vùng lũ

Sau đợt lũ lịch sử, sách vở của học sinh trộn trong bùn đất. (Ảnh: Internet).

Sau đợt lũ lịch sử, sách vở của học sinh trộn trong bùn đất. (Ảnh: Internet).

“Phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là không để học sinh phải nghỉ học vì thiếu sách giáo khoa. Tuy nhiên, với con số 27 tỷ đồng thì sự quyên góp của cán  bộ công nhân viên ngành giáo dục không thể đủ. Chúng tôi bày tỏ tâm tư nguyện vọng để các nhà tài trợ hiểu và cùng chung tay góp sức để giúp học sinh vùng lũ, trước hết là sách giáo khoa,” bà Nghĩa chia sẻ.

“Tổng thiệt hại do lũ lụt của ngành giáo dục ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Nghệ An là 705 tỷ đồng. Số sách giáo khoa bị cuốn trôi và hư hỏng là 383.000 bộ, tương đương khoảng 27 tỷ đồng,” ông Phạm Hồng Anh, Cục phó Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết.

Ngành giáo dục Hà Tĩnh chịu thiệt hại nặng nề nhất với 405 tỷ đồng, tiếp đó là Quảng Bình 212 tỷ đồng và Nghệ An 88 tỷ đồng.

Cụ thể, tại Hà Tĩnh, 1 học sinh trung học cơ sở bị lũ cuốn, 568 trường bị ngập, khoảng 170.000 bộ sách giáo khoa bị mất, 9.000 mét tường rào bị sập đổ, 12.700 bộ bàn ghế bị hỏng, 1.300 căn hộ của giáo viên bị ngập, trên 320 phòng thư viện, thiết bị dạy học, máy vi tính bị hư hỏng.

Tại Quảng Bình, khoảng 173.000 bộ sách giáo khoa các cấp bị cuốn trôi và hư hỏng. Gần 2.900 phòng học bị ngập nước, rất nhiều thiết bị dạy học, thư viện trường học, thiết bị văn phòng bị hư hỏng nặng. Ngoài ra, các công trình xây dựng theo chương trình kiên cố hóa trường lớp đang thi công, chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng cũng bị hư hại.

Ở Nghệ An có 5 em học sinh chết đuối, 35.000 mét tường rào bị đổ, 40.000 bộ sách bị mất và rất nhiều thiết bị dạy học, thư viện trường học, thiết bị văn phòng bị hư hỏng nặng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện các tổ chức như UNICEF, Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam… đã cam kết sẽ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ học sinh miền Trung.

Sau đợt lũ lịch sử, hàng trăm nghìn học sinh vùng lũ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc khi nhà cửa tan nát, sách vở bị cuốn trôi. Nổi tiếng là “đất học” của cả nước nhưng những học sinh nơi đây lại đứng trước nguy cơ phải nghỉ học./.

Phạm Mai (Vietnam+)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất