Chủ Nhật, 24/11/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Hai, 30/10/2017 21:44'(GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Thực hiện bằng được mục tiêu giảm 10% biên chế

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình trước Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình trước Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 chiều 30/10.

Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã rà soát chức năng nhiệm của của các cơ quan Trung ương, từng bước khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp, đảm bảo một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện. 

Tính tới tháng 8/2017 chỉ có 3 vấn đề giao thoa là quản lý năng lượng (Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ); Quản lý đầu tư xây dựng theo hình thức công tư TPP và Thẩm định vấn đề đầu tư xây dựng, quản lý phân bổ ngân sách phát triển.

Trong kiện toàn bộ máy Nhà nước, vẫn duy trì 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ. Có 42 tổng cục (tăng 2 tổng cục). Tăng thêm 7 cục và giảm 11 vụ (254 vụ), 344 phòng thuộc bộ (giảm 56 phòng).  Ổn định cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện.

Số lượng cấp thứ trưởng giảm từ 5,55 xuống còn 4,7 trong nhiệm kỳ này. Giảm số lượng cấp phó tổng, cục, trưởng phòng… số lượng biên chế công chức năm  2015 là 277.000, hiện còn 269.000 giảm 7.900 biên chế. Ngoài ra, còn dạng làm việc theo hợp đồng tăng 20.200 người. 

Thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục thẩm định 21 tỉnh còn lại về việc thực hiện NQ 39 của Bộ Chính trị và kết luận số 17 của Thủ tướng Chính phủ. 

Không tăng biên chế

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, về việc tinh giản biên chế, từ năm 2015 tới nay, đã giảm được 29.945 biên chế, trong đó phần lớn là nghỉ hưu trước tuổi. Còn tinh giảm biên chế nghỉ ngay chỉ 12,6%. 

Qua hơn 40 ý kiến của đại biểu Quốc hội,  Chính phủ sẽ tiếp thu đầy đủ và xây dựng chương trình hành động cụ thể. Bội Nội vụ sẽ tiếp thu và tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát lại những vướng mắc, chồng chéo trong cơ cấu tổ chức, bộ máy … để báo cáo Quốc hội.  Đồng thời, rà soát hoàn thiện phân cấp phân quyền cho các địa phương.

 Rà soát lại những nhiệm vụ cơ quan nhà nước không cần thiết thực hiện để giao cho các tổ chức, doanh nghiệp  đảm nhận…. Các Bộ tổ chức theo hình thức quản lý đa ngành, đa nhiệm vụ, nhưng tránh sự chồng chéo.

Chính phủ sẽ quy định khung về số lượng tổ chức, cấp phó, phân cấp để việc thành lập, sát nhập.  Một số lĩnh vực dọc như thuế, hải quan… có thể thực hiện liên tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ cung cấp dịch vụ công.

Chính phủ sẽ khẩn trương ban hành các văn bản quy định về tiêu chí xác định biên chế trên cơ sở phân loại cơ quan, đơn vị hành chính.

Thực hiện bằng được mục tiêu giảm 10% biên chế tới năm 2021. Từ năm 2018, mỗi năm phải giảm 2,5%  trong cả hệ thống chính trị. Không tăng thêm đầu mối và biên chế, việc thành lập đơn vị mới phải xin phép và không tăng thêm biên chế, chấm dứt việc tự do biên chế.

Cơ cấu lại đội ngũ viên chức, công chức theo đề án việc làm để nâng cao năng suất lao động và giảm áp lực tăng biên chế. Các đơn vị chưa sử dụng hết biên chế sẽ được xem xét lại cho phù hợp.   

Xây dựng Chính phủ điện tử, liên thông các hệ thống văn bản từ Trung ương xuống địa phương. Triển khai dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. 

HV/Báo Tin tức

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất