Thứ Tư, 25/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Hai, 18/4/2011 21:2'(GMT+7)

Bức tường phí: Thay đổi diện mạo báo chí

The New York Times Wall Street Journal đã bắt đầu tiên phong trong việc dựng "paywall" cho nội dung trên website của mình. Một số thông tin từ cây bút Meghan Peters từ Mashable sẽ giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về việc hệ thống mới này đang tạo ra những ảnh hưởng, cũng như dần thay đổi diện mạo làng báo chí và truyền thông thế giới ra sao.

Việc tờ The New York Times gần đây vừa công bố hệ thống paywall của họ, đã gây ra nhiều tranh cãi về khả năng sống sót cũng như tính công bằng của một hệ thống buộc người đọc phải trả tiền để đọc tin. Liệu những chủ thông tấn có phi thực tế với mức giá đặt báo (subscription prices)? Liệu cộng đồng người đọc có nên tiếp tục đoàn kết để hỗ trợ ngành báo? Liệu (những bài báo trực tuyến) có đáng để trả tiền?

Nhưng câu hỏi lớn nhất đang làm bận tâm tất cả những người lướt web hằng ngày, lại đơn giản hơn nhiều: “Liệu việc click vào đường dẫn này sẽ mang đến cho tôi một bài viết (đáng đọc)?”

Tiếp cận miễn phí những bài viết báo chí từ các mạng xã hội, blog và những trang web khác đã trở nên rất phổ biến, khiến cho những thông báo paywall bất-ngờ-hiện-ra-trên-màn-hình biến thành những trải nghiệm rất không dễ chịu cho độc giả. Duy trì sự hài lòng giữa những độc giả có trả phí và không trả phí đã thất bại trên đôi vai của những ông chủ đứng đằng sau những tờ báo mạng với hệ thống paywall.

“Những biên tập viên chuyên trách truyền thông xã hội bỗng thấy họ giờ đây không thể chia sẻ những nội dung hay nhất của tờ báo thông qua Twitter hay Facebook, mà không bị độc giả phản ứng. Nên họ sẽ phải hành xử giống như những chuyên viên marketing hơn là nhà báo, với việc chính là thuyết phục khách hàng lý do tại sao họ phải trả tiền cho một nội dung nào đó.” – Chris Snider, giảng viên ngành báo chí và truyền thông đa phương tiện tại đại học Drake, cho biết.

Những tờ báo mạng sở hữu hệ thống paywall có những tiêu chuẩn không giống nhau trong việc lựa chọn những mẩu tin hay chuyên mục nào sẽ được đăng tải trên trang mạng xã hội của họ. Dưới đây là cái nhìn nhanh về hình mẫu trả phí điện tử của ba tờ báo khác nhau, cũng như cách mà mỗi hình mẫu đang ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng cộng đồng của chính tờ báo họ ra làm sao:

Dallas Morning News, một tờ báo lớn của thành phố Dallas, mới chỉ “chập chững” bước vào những “ngày bình minh” của hiệu ứng paywall trong chiến lược truyền thông xã hội, khi trang điện tử của tờ báo này bắt đầu thu phí cho các bài báo khoảng một tháng trước. Hình mẫu của tờ Dallas cho phép những độc giả không-trả-phí đọc được những tin nóng hổi và các bài blog, còn những chuyên mục giải trí và tin điều tra hình sự thì phải trả phí mới đọc được.

Travis Hudson, biên tập viên web, chịu trách nhiệm cho hai tài khoản Twitter và Facebook của tờ báo, nơi anh đăng tải các nội dung miễn phí lẫn đòi hỏi trả tiền. Cũng như bất cứ nhà hoạch định chiến lược truyền thông xã hội dày dạn kinh nghiệm khác, sự minh bạch là chìa khóa sống còn với chính bản thân Hudson. Anh ghi chú rõ đường dẫn nào sẽ đưa độc giả đến một nội dung “paywall”, trước khi đăng tải lên Facebook và Twitter.

Khác với The New York TimesDallas Morning News, tạp chí chuyên trách sự kiện quốc tế The Economist thực hiện vài thay đổi đối với hệ thống paywall của họ, nhờ đó tạo ra một lượng phong phú những bài viết mà những độc giả không-trả-phí có thể tiếp cận. Rào cản thu phí trước kia (của tờ báo) đã ngăn cản độc giả đọc ngay cả những bài báo cũ nhiều tháng. Giờ đây người đọc The Economist có thể tham khảo một số lượng bài viết được chuẩn hóa khắp tờ tạp chí, trước khi quyết định trả phí.

Giờ đây hệ thống paywall của The Economist chỉ áp dụng cho những bài in trong tạp chí (giấy) xuất bản hàng tuần, còn những nội dung chỉ hiện diện trực tuyến – chẳng hạn blog, truyền thông đa phương tiện và các tính năng tương tác – thì miễn phí.

Tờ báo điện tử (không có phiên bản giấy) Honolulu Civil Beat đang chuẩn bị ăn mừng kỷ niệm một năm ngày ra mắt. Mặc dù những nội dung từ tờ báo đã và đang luôn miễn phí trong những thư thông báo (newsletter) gửi đến e-mail độc giả, ban đầu trang này chỉ cung cấp những truy cập rất giới hạn với những người đọc từ các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, bắt đầu vào tháng 1-2011, mọi độc giả đều có thể đọc mọi bài viết họ muốn.

Hiện tờ báo đang chạy một chương trình phần mềm, có nhiệm vụ hỏi độc giả xem liệu họ có muốn trả phí không, dựa vào độ thường xuyên mà họ đọc bài trên trang web. Ngoài ra, hình mẫu thu phí của tờ Civil Beat khuyến khích cộng đồng gia nhập họ bằng cách chỉ cho phép thành viên có đăng ký tài khoản được bình luận dưới mỗi bài viết. Thêm nữa, giao diện của tờ báo hoàn toàn vắng bóng các banner quảng cáo.

Với việc phục vụ cộng đồng (bạn đọc) là nhân tố chính của làng báo, bất kỳ hệ thống paywall thuộc trang điện tử của mọi tờ báo nào cũng đều nên đặt trải nghiệm đọc của cộng đồng xã hội làm ưu tiên hàng đầu. Cảm giác thất vọng khi một độc giả nhấp chuột lên một đường dẫn để rồi bị đập vào mắt là một nội dung không truy cập được nếu-không-trả-tiền, sẽ chỉ đẩy người đọc ra xa, chưa kể điều đó còn có thể sinh ra sự ác cảm của cá nhân người đó với tờ báo. Thay vào đó, dần dần đồng hóa độc giả với sự phóng khoáng về mặt nội dung của tờ báo, sẽ giúp nuôi dưỡng lòng chung thủy nơi họ, và đổi lại là một cộng đồng (người đọc) ngày một lớn mạnh hơn.

Paywall: tạm dịch "bức tường phí", ý mô tả bức tường ngăn cách giữa nội dung và người đọc, yêu cầu họ phải đóng phí để có thể "qua cửa".

Cụ thể như website của tờ Wall Street Journal yêu cầu độc giả đóng một mức phí hằng tháng để có thể đọc được các tin/bài riêng của họ. Một số ít tin/bài sẽ có thể đọc miễn phí.


(Theo: Tuổi trẻ)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất