Thứ Sáu, 29/11/2024
Môi trường
Thứ Bảy, 11/9/2010 23:5'(GMT+7)

"Các cuộc chiến tranh khí hậu" vẫn chưa diễn ra

Nhà nghiên cứu Halvard Buhaug, thuộc Viện nghiên cứu hoà bình tại Oslo (Na Uy), đã chỉ rõ không thể gắn vấn đề khí hậu nóng lên với các cuộc xung đột tại châu Phi trong 3 thập kỷ qua. Ông cũng kêu gọi cần phải thận trọng đối với suy nghĩ cho rằng các cuộc xung đột như tại Darfour (Xuđăng) diễn ra bởi những lý do môi trường hơn là chính trị.

Nghiên cứu của ông được đưa ra trong khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa xung đột và môi trường đang phát triển mạnh. Chính xác nghiên cứu này trả lời cho một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu Mỹ, được công bố năm 2009 trên cùng tạp chí. Nghiên cứu năm 2009 kết luận có sự tương quan lớn giữa những cuộc nội chiến và nhiệt độ khí hậu tại châu Phi tăng lên.

Nhà nghiên cứu Buhaug bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng những giả thiết mà ông Marshall B. Burke (Đại học California, Berkeley) và các đồng nghiệp đã phát triển là rất đáng tranh luận. Phân tích chỉ hạn chế trong giai đoạn 1981-2002, trong khi từ năm 2002, số lượng các cuộc nội chiến và tính nghiêm trọng của chúng tại châu Phi đã giảm. Cùng với đó, khí hậu nóng lên và hạn hán vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã thực hiện phương pháp học trong phân tích thống kê mà tác giả Buhaug cho là không có căn cứ.

Những tham số chính trị xã hội

Tiếp đó, nhà nghiên cứu Na Uy đưa ra kiểu mẫu thống kê của riêng mình, tập trung vào châu Phi Nam Xahara và mở rộng phạm vi tham số: bao gồm tất cả các cuộc xung đột lôi kéo hơn 25 nạn nhân/năm và chỉ hạn chế ở các cấp độ gồm nhiệt độ và lượng mưa. Tuy nhiên, tác giả đánh giá thêm sự thay đổi các yếu tố trên so với năm trước đó và sự sai lệch so với mức trung bình trong dài hạn.

Ông Buhaug cũng so sánh biến đổi khí hậu với những tham số chính trị xã hội: loại trừ yếu tố chính trị dân tộc tại các nước được coi trọng và mức độ phát triển kinh tế của họ.

Những tính toán đối xạ cho thấy không có một sự biến đổi khí hậu nào có tác động đáng kể đối với các cuộc xung đột.

Ngược lại, trong giai đoạn nghiên cứu (1981-2002), các cuộc nội chiến - lúc đầu rất nhiều - đã giảm nhanh chóng kể từ cuối những năm 1990, trong khi nhiệt độ trung bình đã tăng đều đặn trong cùng kỳ.

Kết luận: sự thay đổi khí hậu không tương quan với những thay đổi của các cuộc xung đột trong ngắn hạn tại châu Phi Nam Xahara. Các cuộc xung đột trước hết cần được giải thích bởi các điều kiện cấu trúc và hoàn cảnh của các tầng lớp: việc loại bỏ các dân tộc, nghèo đói, tương quan lực lượng thay đổi kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc...

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Halvard Buhaug hết sức tránh mở rộng vấn đề. Ông không quả quyết làm rõ vấn đề trong dài hạn. Ông thấy rằng khí hậu nóng lên trong giai đoạn nghiên cứu vẫn còn khiêm tốn và chậm. Ông nhắc lại rằng các kịch bản của Nhóm các chuyên gia liên chính phủ về sự phát triển của khí hậu (GIEC) gợi ý rằng trong tương lai, những đợt nắng nóng và các sự kiện khí hậu sẽ còn diễn biến nhiều hơn dự báo - và điều này có thể kéo theo nhiều cuộc xung đột ác liệt.

Cuối cùng, nhà nghiên cứu Halvard Buhaug kết luận: "việc phân tích những câu trả lời của xã hội đối với những thay đổi đã qua của khí hậu có thể bắt nguồn từ ít thông tin" trước các sự kiện trọng đại như việc xảy ra đợt thiên tai ở châu Á./.

  • Phương Minh Theo báo LEMONDE.fr (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất