Thứ Bảy, 28/9/2024
Môi trường
Thứ Hai, 6/9/2010 20:47'(GMT+7)

Khí hậu và dầu lửa, nghịch lý của Na Uy?

Trong các cuộc đàm phán về khí hậu mới đây, Na Uy cho thấy có những quan điểm tham vọng và dũng cảm về mặt cắt giảm khí thải cũng như bảo vệ rừng nhiệt đới (cơ chế REDD+), trong đó tàn phá rừng chịu trách nhiệm gây ra khoảng 20% lượng khí thải trên thế giới. Là anh hùng về khí hậu, Na Uy đã cam kết đơn phương giảm 30% lượng khí thải từ nay đến năm 2020 dựa trên số liệu cơ sở năm 1990, thậm chí cắt giảm 40% trong trường hợp đạt được một thoả thuận quốc tế về khí hậu. Đến lúc này, không một nước công nghiệp nào đề ra tham vọng như vậy. Nhưng không chỉ có vậy, trong quá trình bảo vệ rừng tại các nước đang phát triển, Na Uy đã cam kết rót hơn 1 tỷ USD thông qua đối tác quốc tế để bảo vệ rừng nhiệt đới (REDD+ Partnership).

Tham vọng và cam kết của nước này trong các cuộc đàm phám quả thực là một tấm gương. Tuy nhiên, nước này lại khoác lên mình một bộ mặt hoàn toàn khác, đặc biệt liên quan việc khai thác dầu khí.

Đằng sau bức tranh thơ mộng về nhà vô dịch khí hậu lại che giấu một thực tế khác, đó là một đất nước có nền kinh tế phần lớn dựa vào dầu khí (đứng thứ 5 về xuất khẩu trên thế giới). Trên tổng số khoảng 260 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 25% đến từ lĩnh vực dầu khí (khai thác, xây dựng giàn khoan, ống dẫn...). Mỗi năm, Na Uy khai thác khoảng 2,8% sản lượng của thế giới (ngang với sản lượng của Nigiêria). Các yếu tố trên đã góp phần tạo nên một sự độc lập chắc chắn về kinh tế.

Điều này cho phép chúng ta liên tưởng trong suy nghĩ của các nước xuất khẩu dầu lửa vùng Vịnh, Na Uy có thể có ý định phong toả các cuộc đàm phán về khí hậu, nhưng cũng có thể là điều ngược lại bởi 2 lý do:

- Lý do đầu tiên nằm ở việc Na Uy mong muốn chứng minh rằng nước này là một hình mẫu tiêu biểu, cũng như chính sách đối ngoại của họ, nằm trong số những nước tiến bộ nhất trên thế giới trong lĩnh vực khí hậu hay giải quyết xung đột, xúc tiến hoà bình, viện trợ phát triển.

- Lý do thứ 2 thực dụng hơn. Biểu đồ dưới đây là một lời giải thích rõ ràng cho cam kết quốc tế của Na Uy về khí hậu. Hơn nữa, theo hãng dầu lửa Anh quốc BP, Na Uy chỉ chiếm 0,5% trữ lượng dầu lửa của thế giới và sản lượng hàng năm không ngừng giảm kể từ năm 2001.

Với việc cam kết nghiên cứu thu và lưu giữ khí cácbon trên thị trường khí cácbon quốc tế, Na Uy đang chuẩn bị một phần cải cách nền kinh tế và chuẩn bị cho thế giới hậu dầu lửa.

Nghịch lý cuối cùng dường như không phải là một trong số những điều trên mà hơn hết là một chính sách kinh tế cân nhắc sử dụng các cuộc đàm phán quốc tế như một công cụ chuyển tải một cuộc cải cách kinh tế quốc gia cần thiết và bắt buộc. Ví dụ này rất hoàn hảo, sẽ có thể được một số nước vùng Vịnh, giàu ngoại tệ và thậm chí nghèo ý tưởng cải tổ kinh tế, áp dụng!

  • Phương Minh  Theo báo LEMONDE.fr (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất