Thứ Hai, 21/10/2024
Y tế - Dân số
Thứ Hai, 30/5/2016 10:6'(GMT+7)

Các địa phương kiểm soát sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn

* Nam Định: Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 25/3/2016 của UBND tỉnh Nam Định về việc Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm - (ATTP)" năm 2016 với chủ đề “tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”, Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh ATTP các cấp đã tiến hành tổ chức Hội nghị triển khai, thành lập 245 đoàn thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành động trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong Tháng hành động công tác thông tin truyền thông được chú trọng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: có 857 băng rôn, khẩu hiệu truyền thông được treo, 239 đĩa tuyên truyền được in sao, phát 10.000 tờ rơi, 30 lượt thông điệp tuyên truyền trên truyền hình, 3.175 lượt trên hệ thống loa truyền thanh trong toàn tỉnh, 10 tin hoạt động đảm bảo ATTP trên đài truyền hình tỉnh…

Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành trên phạm vi rộng. Riêng đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP tại các thành phố Nam Định và các huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Giao Thủy. Đoàn liên ngành tuyến huyện, xã kiểm tra công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quản lý.

Trong Tháng hành động vì ATTP năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra 4.339 cơ sở/12.261 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể. Số cơ sở đạt: 3.115 cơ sở chiếm tỷ lệ 71,8 % so với số cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Các lỗi vi phạm thường gặp: Vệ sinh cơ sở 9,1%, điều kiện trang thiết bị dụng cụ 15,5%, điều kiện về con người 3,5%, chất lượng sản phẩm thực phẩm 0,11%, không có giấy chứng nhận kiểm dịch… Đa số những cơ sở có sai phạm về vệ sinh ATTP là những cơ sở nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, làm theo thời vụ, quy mô hộ gia đình.

Số cơ sở vi phạm bị xử lý: 235 cơ sở (5,4%). Trong đó: 93 cơ sở bị cảnh cáo, 130 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền phạtt 180.650.000 đồng

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đạt được những mục tiêu đề ra, qua đó nâng cao nhận thức của nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng quản lý ATTP trên địa bàn toàn tỉnh.

* Hà Giang: Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) năm nay được triển khai từ ngày 15.4 đến 15.5.2016, với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn” trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người quản lý, nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP đối với rau, thịt là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩ

Để triển khai có hiệu quả, Ban chỉ đạo (BCĐ) VSATTP tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch số 241/KH-BCĐTƯVSATTP của BCĐ liên ngành Trung ương về VSATTP, thông qua và lấy ý kiến đóng góp vào kế hoạch, đồng thời tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” năm 2016. Bên cạnh đó, phân công các thành viên BCĐVSATTP tỉnh giám sát các huyện, thành phố về triển khai tháng hành động từ tỉnh, huyện đến tận cơ sở xã, phường, thôn bản. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng Luật ATTP. Nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, vệ sinh an toàn nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm, nước sạch… Đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định của nhà nước đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không tuân thủ pháp luật quy định về việc VSATTP.

 BCĐ cấp tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo BCĐ cấp huyện triển khai thực hiện tốt các nội dung theo kế hoạch. Bên cạnh đó thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, 11/11 huyện, thành phố đều thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các huyện, thành phố. Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố trên địa bàn; 195/195 xã, phường đều thành lập đoàn kiểm tra VSATTP dưới sự chỉ đạo và giám sát của BCĐVSATTP tuyến huyện, thành phố. Cùng đó, tổ chức tốt các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức như nói chuyện, tập huấn, hội thảo, băng zôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích và trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy đã huy động được 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn ký cam kết chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm ATTP. Công tác kiểm tra, giám sát ngộ độc thực phẩm được duy trì thường xuyên liên tục, nên trong tháng hành động vì chất lượng VSATTP toàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn.

Kết quả, trong “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” năm nay, tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 1.494 cơ sở, số cơ sở đạt là 1.330 (chiếm tỷ lệ 89%), số cơ sở vi phạm là 164 (chiếm 11%), trong đó cảnh cáo, nhắc nhở, yêu cầu khắc phục 134 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 30 cơ sở. Tổng số tiền xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước 54.750.000đ. Tổng số các cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm là 34 cơ sở, các loại sản phẩm tiêu hủy là 15 loại, số lượng tiêu hủy 75 kg nước ngọt các loại, cháo dinh dưỡng gấu đỏ, sữa các loại, mỳ tôm, bánh kẹo các loại. Ngoài ra lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện xử lý 58 vụ/ 58 đối tượng vận chuyển tiêu thụ các sản phẩm: Mỡ lợn 374 kg, thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ 312 kg, lợn thịt chứ qua kiểm dịch 70 con. Số tiền xử phạt vi phạm 67.187.000đ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chế tồn tại cần khắc phục, đó là các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, sản xuất theo phương pháp thủ công, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị, điều kiện vệ sinh, nhà xưởng chưa đảm bảo theo đúng quy định theo nguyên tắc một chiều, một số cơ sở sản xuất thực phẩm chưa nghiêm túc thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể, phần lớn là các cơ sở nhỏ lẻ, điều kiện môi trường chật hẹp, vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm chỉ là tương đối. Sự phối, kết hợp liên ngành trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập chưa được thường xuyên liên tục. Hoạt động công tác truyền thông chưa triển khai một cách đồng bộ, nội dung chưa đi sâu vào trọng tâm tại các địa phương và với từng loại đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh… Để tiếp tục thực hiện tốt Công tác VSATTP cần tăng kinh phí cho chương trình này, đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác VSATTP từ tỉnh đến huyện. Đặc biệt, các Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường quan tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền, quản lý chất lượng ATTP.

PV


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất