Thứ Ba, 8/10/2024
Đời sống
Thứ Tư, 20/10/2010 21:1'(GMT+7)

Các địa phương ven biển phòng chống bão số 6

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hải Phòng chỉ đạo khẩn cấp và yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị triển khai ngay biện pháp phòng chống bão số 6.

Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ huy quân sự thành phố và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 trực suốt ngày đêm, sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra do bão.

Riêng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đảm nhiệm 12 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền có tổ chức quản lý chuyên trách, đảm bảo cho gần 4 nghìn tàu thuyền các loại vào nơi neo đậu an toàn.

Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Hải Phòng phối hợp kiểm đếm, thông báo, hướng dẫn cho tàu thuyền với trên 14 lao động và gần 600 lồng bè với trên 1 nghìn 700 lao động đang hoạt động trên khu vực biển Hải Phòng biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Riêng trong âu cảng Bạch Long Vỹ đã có 399 phương tiện với hơn 2.000 lao động từ các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh và Hải Phòng vào tránh trú.

Trong tình huống bão đổ bộ, dự kiến các quận, huyện ở Hải Phòng tổ chức sơ tán khoảng 30 nghìn người dân ở các khu vực xung yếu và hải đảo. Hải Phòng cũng huy động gần 4 vạn người trong lực lượng xung kích hộ đê, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và hơn 130 ôtô các loại, 34 tàu, xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp. Đồng thời trú trọng đến việc đảm bảo cho hệ thống đê biển, nhất là tuyến đê ở huyện Cát Hải.

Ông Lê Văn Hiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT thành phố Hải Phòng cho biết: “Đê Cát Hải có 20,7 km thì đến nay mới chỉ có 2.477 km được củng cố tượng đối đảm bảo cấp 10 chiều tần suất 5%. Còn lại hầu hết là cung yếu và đặc biệt xung yếu. Thậm chí bão cấp 8, cấp 9 mà gặp triều cường cũng có thể bị nước tràn qua. Còn ở khu vực bên trong, đoạn đê thấp và cửa khẩu cho kiểm tra và chuẩn bị các phương án như bao tải đất, các cánh phai đã sẵn sàng”.

Để chủ động đối phó với bão số 6, tỉnh Nam Định huy động toàn bộ lực lượng tham gia trực suốt ngày đêm giờ theo phương châm 4 tại chỗ; triển khai khẩn việc gia cố đê quai cống Phú Lễ thuộc tuyến đê biển thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu và các tuyến đê xung yếu. Tỉnh huy động hơn 5.000 m3 đá hộc, 500 bộ rọ thép, 15 máy xúc, 10.000 m vải bạt chống sóng cùng nhiều vật tư, phương tiện khác nhằm bảo vệ an toàn cho các khu vực xung yếu tại các khu vực thị trấn Thịnh Long,, huyện Hải Hậu; Giao Phong, huyện Giao Thuỷ. Tỉnh cũng huy động 400 người sẵn sàng chống tràn trên các tuyến đê biển khi có sự cố xảy ra; kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn; vận động các hộ dân vùng nguy hiểm vào nơi an toàn...

Cùng với chính quyền và ban ngành chức năng sẵn sàng phương án sơ tán và ứng cứu bà con khi bão đổ bộ vào, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng triển khai những phần việc cụ thể. Trong đó, việc tuyên truyền và cung cấp thông tin về hướng đi của bão cho hơn 2 nghìn 300 tàu thuyền được đặt lên hàng đầu.

Đại tá Trịnh Hoàng Hiệp, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định nói: “Bộ đội Biên phòng chúng tôi thường xuyên liên lực, thông báo cho tất cả các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết đường và hướng đi cảu bão để thông báo cho bà con tránh bão, đảm bảo an toàn. Đặc biệt là các chủ đầm, lều chòi… biết thông tin này để bà con chủ động phòng tránh cơn bão số 6. Chúng tôi đã tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương, đặc biệt là 3 huyện ven biển là Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và Hải Hậu và 18 xã có kế hoạch sẵn sàng ứng phó tình huống bão vào”.

Hơn 8.000 tàu thuyền, trong đó có hơn 100 tàu thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh Thanh Hoá cũng đang được lực lượng chức năng hướng dẫn tránh trú an toàn. Tỉnh Thanh Hoá còn kế hoạch di dời người dân tại 6 huyện, thị xã ven biển là Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn và thị xã Sầm Sơn ở gần mực nước biển nếu bão số 6 đổ bộ vào.

Ông Lê Duy Trinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Đối với vùng ven biển chúng tôi đã có phương án cho bà con di dân nếu bão đổ bộ vào Thanh Hoá. Tổng số dân ở 47 xã của 6 huyện trong phạm vi 200 -500 m. Lập kế hoạch nhưng chúng tôi dựa vào diễn biến của cơn bão Megi để ra lệnh cụ thể”.

Cùng với sự chủ động của chính quyền và ngành chức năng các địa phương, người dân ven biển cũng cần chủ động, tuân thủ những khuyến cáo và hướng dẫn của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương để có thể tránh và giảm những thiệt hại có thể xảy ra do mưa bão./.

(Theo: VOV)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất