Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã trao đổi thức trạng bệnh giun sán và đau mắt hột tại Việt Nam, những bài học kinh nghiệm của WHO trong việc phòng chống cũng như các khuyến cáo về vấn đề này, kế hoạch triển khai hành động cùng các nguồn kinh phí, nguồn lực đủ để giúp Việt Nam tiến tới loại trừ bệnh giun sán, đau mắt hột vào năm 2014-2016.
Trong hai ngày 8 và 9/9 tại Hà Nội, Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức USAID, Quỹ phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc họp các nhà tài trợ cho "Dự án loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết, mắt hột và chống giun sán giai đoạn 2011-2015 tại Việt Nam."
Phát biểu đề dẫn tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, nêu rõ thời gian qua chúng ta đã quan tâm đến công tác phòng chống nhưng bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh mắt hột và giun sán ký sinh vẫn xuất hiện phức tạp, tác hại rất lớn đến sức khỏe nhất phụ nữ và trẻ em nhưng chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức.
Thứ trưởng đề nghị các nhà tài trợ bao gồm các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân... hỗ trợ cho công tác phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, trong đó chú trọng vào việc loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh mắt hột và các bệnh giun sán ký sinh phù hợp với đặc thù Việt Nam theo tiêu chí của WHO. Với sự hỗ trợ nguồn lực của các nhà tài trợ quốc tế và nguồn lực của chính phủ giúp Việt Nam đến năm 2014-2016 sẽ loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết, giun sán và bệnh mắt hột.
Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, tại Việt Nam ước tính có trên 265.000 người trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên có nhu cầu phẫu thuật quặm, tuy nhiên đa số những người này nằm ở vùng nông thôn vùng sâu vùng xa, kinh tế chậm phát triển nên ít có điều kiện điều trị.
Trong khi tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích nghi cho bệnh giun sán phát triển và phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm ở các vùng miền. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế, tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong nhà trường cũng như ở cộng đồng, nhất là vùng nông thôn và miền núi còn rất yếu đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm và hạn chế các biện pháp phòng chống bệnh. Trong khi các bệnh do sán gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, gây viêm gan, áp xe gan, sỏi tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy, ung thư gan,...
Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã trao đổi thức trạng bệnh giun sán và đau mắt hột tại Việt Nam, những bài học kinh nghiệm của WHO trong việc phòng chống cũng như các khuyến cáo về vấn đề này, kế hoạch triển khai hành động cùng các nguồn kinh phí, nguồn lực đủ để giúp Việt Nam tiến tới loại trừ bệnh giun sán, đau mắt hột vào năm 2014-2016.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh giun chỉ bạch huyết rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, với khoảng 120 triệu người ở 81 nước bị nhiễm bệnh và trên 1 tỷ người sống trong vùng có bệnh lưu hành. Ước tính trên thế giới có khoảng 40 triệu người nhiễm sán và 100 triệu người nhiễm sán dây.
Đây là một trong những bệnh gây tàn phá suốt đời các bộ phận như phù chi, bộ phận sinh dục ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ... Do đó, WHO đã đề ra loại trừ bệnh này trên toàn cầu từ năm 2000 đến năm 2020./.
Theo TTXVN