Chủ Nhật, 13/10/2024
Thế giới
Thứ Năm, 11/8/2011 18:13'(GMT+7)

Các nước mới nổi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (CNUCED) đánh giá FDI đang trên đà phục hổi, song không loại trừ sụt giảm. Trong bản báo cáo năm 2011 về ‘‘đầu tư trên thế giới’’ được công bố ngày 26/7 vừa qua, CNUCED nhấn mạnh trong năm 2010, các dòng FDI đã tăng 5%, đạt 1.244 tỷ USD (khoảng 940 tỷ Euro).

Quentin Dupriez, thuộc Ban đầu tư và doanh nghiệp của CNUCED, nhận xét: ‘‘Sau khi chạm mức sàn năm 2009, FDI đã tăng dần. Tuy nhiên, FDI phục hồi còn yếu và chưa phổ biến. Các nhà đầu tư vẫn còn chưa đưa ra quyết định’’. Chỉ vào năm 2013, FDI mới lấy lại mức tăng trưởng kỷ lục của năm 2007: 1.900 tỷ USD.

Tất cả các lục địa đều không cùng chung vị trí. Lần đầu tiên trong năm 2010, các nước đang phát triển và trong giai đoạn chuyển tiếp đã trở thành ‘‘những đối trọng mới’’. Các nước này đã thu hút gần 53% vốn FDI. Quentin Dupriez nhấn mạnh: ‘‘Trong số 20 nước hàng đầu tiếp nhận FDI năm 2010 thì một nửa là các nước đang phát triển và chuyển tiếp. Họ cũng thu hút 6 trong số 20 nhà đầu tư hàng đầu thế giới’’.

Các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á thu hút FDI năng động nhất. Các nước này tiếp tục hưởng lợi từ việc đa quốc gia phương Tây di dời nhà máy đến những nước có giá thành sản xuất thấp. Sau lĩnh vực dệt may những năm 1980, điện từ những năm 1990, chính lĩnh vực gia công phần mềm dịch vụ đã gia tăng trong 5 năm qua. Song một hiện tượng thứ hai mới đây cũng giải thích tại sao các nước mới nổi lại có sức hấp dẫn FDI. Quentin Dupriez giải thích: ‘‘Ấn Độ, Mêhicô, Hàn Quốc đã trở thành các trung tâm tiêu thụ lớn do sự nổi lên của các tầng lớp trung lưu. Những nước này từ nay thu hút đa quốc gia phương Tây. Họ vừa sản xuất tại đây và làm hài lòng nhu cầu các thị trường này’’.

Về phần mình, châu Phi và Tây Á mới đây lần lượt ghi nhận mức sụt giảm 9% và 12% FDI. Qatar (-32%) và Arập Xêút (-12%) đã bị trừng phạt do nhiều đại dự án đóng băng. Chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ tăng 30%. Tại châu Phi, tình hình rất trái ngược. Các dòng FDI đã giảm trong năm thứ 2 liên tiếp tại Bắc Phi (17 tỷ USD). Không gì chứng tỏ tình hình sẽ được cải thiện trong năm 2011. Quentin Dupriez ghi nhận: ‘‘Đã không có một chiến dịch liên doanh-mua bán tại khu vực trong 5 tháng đầu tiên của năm 2011. Ngành du lịch sụt giảm trong khi có quá nhiều khách sạn bỏ trống đã dẫn đến không kích thích đầu tư’’.

Tại Nam Xahara, lĩnh vực dầu khí và khai thác mỏ thu hút FDI cao nhất (43%), xếp trước các sản phẩm chế biến (29%) và dịch vụ (28%). Nếu FDI sụt giảm tại phía Tây và Nam của lục địa châu Phi thì lại tăng gấp đôi tại Trung và Đông Phi trong năm 2010 (8 tỷ USD). Với 4,4% FDI nhận được, châu Phi vẫn là nơi tiếp nhận FDI thấp nhất trên phạm vi toàn cầu./.

  • Thái Hà Theo báo cafeaboki.com (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất