Thứ Hai, 14/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 16/3/2010 21:24'(GMT+7)

"Các vùng kinh tế trọng điểm tạo sức lan tỏa lớn"

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn

Mặc dù trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu song bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam (Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long) vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 11%, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng bình quân cả nước.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, khai thác tối đa thị trường trong nước; cần có các chính sách thu hút lao động để giải quyết vấn đề thiếu lao động đang xảy ra tại một số vùng kinh tế trọng điểm; ổn định giá cả, kiềm chế hiệu quả lạm phát.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên vốn tập trung cho đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm cần quan tâm, lưu ý đến vấn đề công nghệ.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo điều phối các vùng kinh tế trọng điểm, năm 2009, tốc độ tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm đạt 11,1% (cả nước 5,32%), GDP bình quân đầu người 29,5 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách của vùng kinh tế trọng điểm chiếm gần 89% và giá trị xuất khẩu chiếm 91,4% so với cả nước.

Tuy nhiên, công tác điều phối của Ban chỉ đạo các vùng kinh tế trọng điểm còn bộc lộ những hạn chế như thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, giữa các vùng; mặc dù nhiều vấn đề đã được Ban chỉ đạo khẳng định cần làm ngay nhưng thực tế giải quyết còn chậm; một số bộ, ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác điều phối, chưa chủ động đề xuất những vấn đề, kế hoạch cụ thể trong điều phối./.

Sỹ Tuyên (Vietnam+)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất