Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền làm nên thắng lợi lịch sử vĩ đại của nước ta trong thế kỷ XX.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo nên một
bước ngoặt lịch sử, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở
thành một quốc gia độc lập, tự do; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở
thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử và với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám,
có thể thấy những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh của Đảng.
Đó là đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được xây dựng bằng trí
tuệ tập thể; sự tổ chức chặt chẽ và vững chắc của hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở tạo nên một khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành
động; đội ngũ cán bộ của Đảng có đầy đủ phẩm chất và năng lực, trung thành với sự nghiệp và lý tưởng cách mạng.
Trong các yếu tố nêu trên, đội ngũ cán bộ của Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng bởi đây là lực lượng xây dựng và thực hiện đường lối của Đảng.
Mặc
dù tổ chức Đảng bị kẻ địch chống phá dữ dội, đội ngũ cán bộ bị khủng
bố, bắt giam, giết hại nhưng luôn giữ vững khí tiết, trung thành với lý
tưởng cách mạng của Đảng. Đội ngũ ấy, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt,
người đứng đầu có đạo đức cách mạng trong sáng, đầy tài năng, bản lĩnh
chính trị đã dẫn dắt phong trào cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác.
Uy tín của Đảng được xác
lập và củng cố mạnh mẽ. Sức mạnh của Đảng được lan truyền là kết quả của
quá trình kiên trì xây dựng, bồi đắp bản lĩnh chính trị vững vàng và
luôn luôn được củng cố từ đội ngũ cán bộ chủ chốt tới toàn thể cán bộ,
đảng viên của Đảng. Nhờ bản lĩnh chính trị vững vàng ấy, Đảng đã xây
dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi lực lượng tiến
hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hiện
nay, vấn đề cán bộ ngày càng có tầm quan trọng, yêu cầu đặt ra đối với
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ngày càng
cao. Tại Đại hội XII Đảng ta đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm
kỳ, trong đó nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất là:
“Tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ
cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ. Đại hội Đảng lần thứ XIII bổ sung, phát triển từ Đại hội XII và
khẳng định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp
chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” trong
tình hình mới”.
Việc quán triệt và tổ
chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quy định về xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp đã được triển khai nghiêm túc. Công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ ngày càng có nền nếp, quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt
chẽ, công khai, minh bạch và bảo đảm tính dân chủ. Việc bố trí công tác
và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý được tổ chức triển khai sâu rộng
và có sự phối hợp nhịp nhàng ở cấp Trung ương và cấp tỉnh theo Quy định
số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.
Nhiều
kết quả tích cực được khẳng định; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng được nâng lên; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm
tin của nhân dân với Đảng được củng cố. Đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có
bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ có ý thức rèn
luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục
vụ nhân dân, được nhân dân tin yêu.
Tuy
nhiên bên cạnh đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn còn một số hạn
chế, bất cập. Việc đánh giá, quản lý cán bộ, sắp xếp, bố trí, phân công,
bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử dù đúng quy trình nhưng có nơi, có
chỗ chưa thực sự đúng người, đúng việc, gây bức xúc trong dư luận xã
hội. Vẫn còn tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ kế
cận còn thiếu và còn yếu ở nhiều ngành.
Công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ chưa thật sự đẩy lùi mạnh mẽ tình trạng
tiêu cực, tham nhũng. Còn tồn tại một số hạn chế qua nhiều nhiệm kỳ,
chậm được khắc phục triệt để, nguy cơ làm giảm lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh
đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ vẫn
còn bộc lộ những hạn chế nhất định, một bộ phận cán bộ, đảng viên đã
không tiếp nối và giữ gìn được những phẩm chất của người cộng sản, phai
nhạt lý tưởng, tha hóa về nhân cách, làm xói mòn lòng tin của nhân dân
vào Đảng, gây nguy cơ lớn đối với vai trò cầm quyền của Đảng.
Bài
học của cuộc Cách mạng Tháng Tám vận dụng vào giai đoạn hiện nay tiếp
tục đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ chủ
chốt, người đứng đầu, phải luôn xứng tầm.
Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế, trước thời cơ và nguy cơ đan xen, tình hình
an ninh quốc tế phức tạp, chuyển biến mau lẹ, khó lường, Đảng ta kiên
định đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập cao vào
năm 2045, điều đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ.
Trước hết, muốn sự nghiệp cách mạng thắng lợi phải
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng
và đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược của Đảng phải thật sự
trong sạch, vững mạnh để lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, hoàn
thành mọi nhiệm vụ đề ra. Đội ngũ cán bộ phải thể hiện được bản lĩnh
chính trị và trí tuệ sáng suốt của mình để vượt qua khó khăn trở ngại,
góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Muốn
thế, bản thân Đảng phải luôn luôn chú trọng “tự chỉnh đốn”, phòng và
chống những tiêu cực trong Đảng, nhất là tham nhũng, lãng phí, quan
liêu; khắc phục cho được tình hình một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Thứ
hai, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài phục vụ đất nước. Cán bộ cấp
chiến lược phải có năng lực tham gia, quyết định và tổ chức thực hiện
tốt những nhiệm vụ mang tầm chiến lược, có năng lực điều hành, tập hợp
quần chúng, biết làm công tác tổ chức cán bộ.
Trong
điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, người đứng đầu phải là
người có chuyên môn giỏi, có phương pháp làm việc khoa học, thành thạo
công nghệ thông tin, xử lý công việc có nguyên tắc.
Đại hội Đảng lần thứ XIII chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết
là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong
sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám
hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương
mẫu, là hạt nhân đoàn kết”.
Thứ ba,
kết hợp công tác xây dựng đội ngũ cán bộ với việc sắp xếp hợp lý bộ máy
của hệ thống chính trị; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; đấu tranh chống biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đại
hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ: “Không để lọt những người không xứng
đáng, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính
trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,
nhưng cũng không để sót những cán bộ thực sự có đức, có tài”.
Thứ
tư, đội ngũ cán bộ cần noi gương các thế hệ trước, phải thực hiện “nói
đi đôi với làm” trong Đảng, lý luận gắn liền với thực tiễn, góp phần đưa
nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Ở mọi giai đoạn cách mạng, đội ngũ
cán bộ phải củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
nhiều hơn nữa để thực hiện nhiệm vụ cách mạng, vượt qua khó khăn phát
triển đất nước.
Cách mạng Tháng Tám
với bài học dân tin Đảng, Đảng tin dân, từ đây cho thấy cán bộ luôn gắn
với nhân dân để củng cố sức mạnh tổng hợp của toàn dân bằng niềm tin
son sắt vào Đảng và hệ thống chính trị.
Chỉ
khi đội ngũ cán bộ dựa vào dân mới ngăn ngừa và đấu tranh thành công
với âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chống lại tất cả những hành động làm
tổn hại đến sự đoàn kết toàn dân tộc, chống lại sự kích động hằn thù dân
tộc, chống lại mọi tiêu cực trong hệ thống chính trị và ngoài xã hội.
Thứ
năm, cần kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác xây dựng cán bộ.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong
từng khâu của công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu cấp ủy
đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn vị...”.
Xây
dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện công khai, minh
bạch tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự. Mở rộng dân chủ,
phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; vai trò giám
sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội
và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược./.
TS. MAI DIỆU ANH (nhandan.vn)